Báo cáo 2446/BC-BNV năm 2013 kết quả triển khai thực hiện giai đoạn I Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 2446/BC-BNV |
Ngày ban hành | 12/07/2013 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2013 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Nguyễn Tiến Dĩnh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2446/BC-BNV |
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 26/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo tại Quyết định số 170/QĐ-TTg (sau đây gọi chung là Dự án 600 Phó Chủ tịch xã). Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn, bồi dưỡng và bố trí cho đội viên về xã công tác bảo đảm đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay Dự án đã hoàn thành giai đoạn I với số lượng 580 đội viên đang được bố trí làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tại 63 huyện nghèo trong cả nước (20 xã đã bố trí đủ 02 Phó Chủ tịch nên chỉ còn 580 xã được bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch xã). Ngày 26/6/2013, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, căn cứ vào kết quả thực hiện Dự án và ý kiến phát biểu tại Hội nghị sơ kết, Bộ Nội vụ trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Dự án như sau:
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 63 HUYỆN NGHÈO
Tính đến nay, cả nước có 63 huyện nghèo (huyện Nậm Nhùn được thành lập mới trên cơ sở tách các xã của 02 huyện: Mường Tè và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thuộc 20 tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển các huyện nghèo, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo cao ở các huyện trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số trên 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu, còn nặng tính tự cung tự cấp; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện thấp. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn bất cập, một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản, thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật nên việc triển khai, tiếp nhận, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, do phong tục tập quán, trình độ dân trí không đồng đều, nếp sống sinh hoạt của một bộ phận cán bộ và người dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên.
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo, Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Dự án một cách cụ thể và đồng bộ (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo). Để triển khai thực hiện Dự án, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án gồm Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan do đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban chỉ đạo. Ngày 05/5/2011, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Dự án với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Lãnh đạo các bộ, ngành, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án và các cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Bí thư tỉnh Đoàn, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức tỉnh ủy của 20 tỉnh có huyện nghèo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 63 huyện nghèo thuộc phạm vi Dự án.
Để bảo đảm chế độ, chính sách cho các trí thức trẻ sau khi được tuyển chọn tham gia Dự án, Bộ Nội vụ tham gia với Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Dự án phù hợp với tiến độ triển khai của Dự án.
Qua thực tế triển khai thực hiện Dự án tại 63 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh cho thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ từ công tác tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng, bầu cử và phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch xã đến việc phân công theo dõi, đánh giá đối với các đội viên Dự án khi về xã công tác được xây dựng đầy đủ, chi tiết, sát với thực tế và rõ trách nhiệm giúp cấp ủy và chính quyền địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Dự án, như: thành lập Hội đồng tuyển chọn đội viên Dự án của tỉnh; tổ chức tuyển chọn trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tham gia Dự án; cử trí thức trẻ sau khi trúng tuyển tham gia bồi dưỡng, tập huấn; tổ chức cho đội viên Dự án đi thực tế; chỉ đạo công tác bầu cử chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và phân công nhiệm vụ cho đội viên Dự án sau khi về xã công tác.
2. Công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền
Để đảm bảo mục tiêu của Dự án, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Trung ương Đoàn xây dựng kế hoạch tuyên truyền về Dự án; đồng thời Bộ Nội vụ đã phối hợp với Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến để thông tin về Dự án và giải đáp những thắc mắc của trí thức trẻ đăng ký tham gia Dự án. Thông qua các hoạt động này đã giúp thanh niên nói riêng và xã hội nói chung hiểu rõ đây là Dự án của Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nên đã tạo được sự quan tâm rất lớn của dư luận, đặc biệt là thế hệ trẻ cho rằng Dự án là bước đột phá trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, là sự tin tưởng, bố trí và sử dụng đối với trí thức trẻ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; là nguồn bổ sung cán bộ trẻ cho các xã, huyện, tỉnh trong phạm vi Dự án. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã chủ động xây dựng Trang Web của Dự án cung cấp thông tin về Dự án, mẫu hồ sơ và trình tự, thủ tục để các trí thức trẻ tìm hiểu, đăng ký và trao đổi những thông tin cần thiết, quan tâm nếu có nhu cầu.
Để tuyên truyền, giới thiệu về Dự án, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức các hoạt động, như: họp báo, tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyên truyền Dự án; tuyên truyền Dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, trên các báo viết; tổ chức xây dựng phóng sự về hoạt động của Dự án,...
Hiện nay, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang tổ chức các Diễn đàn đối thoại với các đội viên Dự án; thăm hỏi, động viên, khuyến khích các đội viên Dự án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại xã.
3. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện
Để đảm bảo tiến độ của Dự án, Bộ Nội vụ đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh và huyện để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Dự án, như các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lâm Đồng, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,... Thông qua việc kiểm tra, hướng dẫn đã giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ tuyển chọn đội viên Dự án bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN CHỌN ĐỘI VIÊN DỰ ÁN
1. Tiếp nhận, tổng hợp và phân loại hồ sơ của trí thức trẻ tình nguyện đăng ký tham gia Dự án
Tính đến ngày 30/6/2012, thời điểm kết thúc nhận hồ sơ để tổ chức phỏng vấn, Hội đồng tuyển chọn của 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án và Bộ Nội vụ đã nhận được trên 2.000 hồ sơ của trí thức trẻ đăng ký tham gia Dự án. Công tác tiếp nhận, tổng hợp và phân loại hồ sơ được thực hiện một cách khẩn trương, thận trọng và bảo đảm thông tin hai chiều giữa Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh với Bộ Nội vụ. Qua tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy ứng viên nộp hồ sơ đều đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Dự án.
2. Công tác tuyển chọn
Căn cứ chỉ tiêu tại Quyết định số 08/2011/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững, Hội đồng tuyển chọn của 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án đã thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch công tác tuyển chọn đội viên Dự án: từ thông báo tuyển chọn, tiếp nhận hồ sơ đến tổ chức Hội nghị phỏng vấn. Thành viên Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Thường vụ Tỉnh đoàn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nghèo nơi có đội viên Dự án về công tác.
Trong quá trình tuyển chọn đội viên Dự án, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh tổ chức phỏng vấn trực tiếp các ứng viên để tuyển chọn đội viên Dự án. Các thành viên Hội đồng được phân công thành các nhóm, mỗi nhóm đều có Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi ứng viên đăng ký về công tác tham gia trực tiếp phỏng vấn nhằm gắn trách nhiệm tuyển chọn với việc bố trí và sử dụng đội viên Dự án sau này.
Hội đồng tuyển chọn các tỉnh đã tổ chức tuyển chọn theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2956/BNV-CTTN ngày 17/8/2011 (quy định cụ thể tiêu chí đánh giá và thang điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên theo quy định). Mặt khác, trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn đội viên Dự án của các tỉnh, Bộ Nội vụ đều cử công chức tham gia giám sát để bảo đảm tính khách quan và công bằng.
Kết quả tuyển chọn được công bố công khai bằng văn bản và thông báo trực tiếp đến từng ứng viên. Do vậy, việc tuyển chọn đội viên Dự án của 20 tỉnh đã đảm bảo về số lượng, chất lượng chuyên môn và đặc biệt không có bất kỳ khiếu kiện, thắc mắc của ứng viên và gia đình.
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2446/BC-BNV |
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 26/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo tại Quyết định số 170/QĐ-TTg (sau đây gọi chung là Dự án 600 Phó Chủ tịch xã). Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn, bồi dưỡng và bố trí cho đội viên về xã công tác bảo đảm đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay Dự án đã hoàn thành giai đoạn I với số lượng 580 đội viên đang được bố trí làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tại 63 huyện nghèo trong cả nước (20 xã đã bố trí đủ 02 Phó Chủ tịch nên chỉ còn 580 xã được bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch xã). Ngày 26/6/2013, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, căn cứ vào kết quả thực hiện Dự án và ý kiến phát biểu tại Hội nghị sơ kết, Bộ Nội vụ trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Dự án như sau:
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 63 HUYỆN NGHÈO
Tính đến nay, cả nước có 63 huyện nghèo (huyện Nậm Nhùn được thành lập mới trên cơ sở tách các xã của 02 huyện: Mường Tè và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thuộc 20 tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển các huyện nghèo, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo cao ở các huyện trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số trên 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu, còn nặng tính tự cung tự cấp; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện thấp. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn bất cập, một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản, thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật nên việc triển khai, tiếp nhận, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, do phong tục tập quán, trình độ dân trí không đồng đều, nếp sống sinh hoạt của một bộ phận cán bộ và người dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên.
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo, Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Dự án một cách cụ thể và đồng bộ (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo). Để triển khai thực hiện Dự án, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án gồm Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan do đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban chỉ đạo. Ngày 05/5/2011, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Dự án với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Lãnh đạo các bộ, ngành, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án và các cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Bí thư tỉnh Đoàn, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức tỉnh ủy của 20 tỉnh có huyện nghèo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 63 huyện nghèo thuộc phạm vi Dự án.
Để bảo đảm chế độ, chính sách cho các trí thức trẻ sau khi được tuyển chọn tham gia Dự án, Bộ Nội vụ tham gia với Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Dự án phù hợp với tiến độ triển khai của Dự án.
Qua thực tế triển khai thực hiện Dự án tại 63 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh cho thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ từ công tác tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng, bầu cử và phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch xã đến việc phân công theo dõi, đánh giá đối với các đội viên Dự án khi về xã công tác được xây dựng đầy đủ, chi tiết, sát với thực tế và rõ trách nhiệm giúp cấp ủy và chính quyền địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Dự án, như: thành lập Hội đồng tuyển chọn đội viên Dự án của tỉnh; tổ chức tuyển chọn trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tham gia Dự án; cử trí thức trẻ sau khi trúng tuyển tham gia bồi dưỡng, tập huấn; tổ chức cho đội viên Dự án đi thực tế; chỉ đạo công tác bầu cử chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và phân công nhiệm vụ cho đội viên Dự án sau khi về xã công tác.
2. Công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền
Để đảm bảo mục tiêu của Dự án, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Trung ương Đoàn xây dựng kế hoạch tuyên truyền về Dự án; đồng thời Bộ Nội vụ đã phối hợp với Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến để thông tin về Dự án và giải đáp những thắc mắc của trí thức trẻ đăng ký tham gia Dự án. Thông qua các hoạt động này đã giúp thanh niên nói riêng và xã hội nói chung hiểu rõ đây là Dự án của Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nên đã tạo được sự quan tâm rất lớn của dư luận, đặc biệt là thế hệ trẻ cho rằng Dự án là bước đột phá trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, là sự tin tưởng, bố trí và sử dụng đối với trí thức trẻ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; là nguồn bổ sung cán bộ trẻ cho các xã, huyện, tỉnh trong phạm vi Dự án. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã chủ động xây dựng Trang Web của Dự án cung cấp thông tin về Dự án, mẫu hồ sơ và trình tự, thủ tục để các trí thức trẻ tìm hiểu, đăng ký và trao đổi những thông tin cần thiết, quan tâm nếu có nhu cầu.
Để tuyên truyền, giới thiệu về Dự án, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức các hoạt động, như: họp báo, tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyên truyền Dự án; tuyên truyền Dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, trên các báo viết; tổ chức xây dựng phóng sự về hoạt động của Dự án,...
Hiện nay, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang tổ chức các Diễn đàn đối thoại với các đội viên Dự án; thăm hỏi, động viên, khuyến khích các đội viên Dự án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại xã.
3. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện
Để đảm bảo tiến độ của Dự án, Bộ Nội vụ đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh và huyện để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Dự án, như các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lâm Đồng, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,... Thông qua việc kiểm tra, hướng dẫn đã giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ tuyển chọn đội viên Dự án bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN CHỌN ĐỘI VIÊN DỰ ÁN
1. Tiếp nhận, tổng hợp và phân loại hồ sơ của trí thức trẻ tình nguyện đăng ký tham gia Dự án
Tính đến ngày 30/6/2012, thời điểm kết thúc nhận hồ sơ để tổ chức phỏng vấn, Hội đồng tuyển chọn của 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án và Bộ Nội vụ đã nhận được trên 2.000 hồ sơ của trí thức trẻ đăng ký tham gia Dự án. Công tác tiếp nhận, tổng hợp và phân loại hồ sơ được thực hiện một cách khẩn trương, thận trọng và bảo đảm thông tin hai chiều giữa Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh với Bộ Nội vụ. Qua tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy ứng viên nộp hồ sơ đều đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Dự án.
2. Công tác tuyển chọn
Căn cứ chỉ tiêu tại Quyết định số 08/2011/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững, Hội đồng tuyển chọn của 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án đã thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch công tác tuyển chọn đội viên Dự án: từ thông báo tuyển chọn, tiếp nhận hồ sơ đến tổ chức Hội nghị phỏng vấn. Thành viên Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Thường vụ Tỉnh đoàn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nghèo nơi có đội viên Dự án về công tác.
Trong quá trình tuyển chọn đội viên Dự án, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Hội đồng tuyển chọn của các tỉnh tổ chức phỏng vấn trực tiếp các ứng viên để tuyển chọn đội viên Dự án. Các thành viên Hội đồng được phân công thành các nhóm, mỗi nhóm đều có Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi ứng viên đăng ký về công tác tham gia trực tiếp phỏng vấn nhằm gắn trách nhiệm tuyển chọn với việc bố trí và sử dụng đội viên Dự án sau này.
Hội đồng tuyển chọn các tỉnh đã tổ chức tuyển chọn theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2956/BNV-CTTN ngày 17/8/2011 (quy định cụ thể tiêu chí đánh giá và thang điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên theo quy định). Mặt khác, trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn đội viên Dự án của các tỉnh, Bộ Nội vụ đều cử công chức tham gia giám sát để bảo đảm tính khách quan và công bằng.
Kết quả tuyển chọn được công bố công khai bằng văn bản và thông báo trực tiếp đến từng ứng viên. Do vậy, việc tuyển chọn đội viên Dự án của 20 tỉnh đã đảm bảo về số lượng, chất lượng chuyên môn và đặc biệt không có bất kỳ khiếu kiện, thắc mắc của ứng viên và gia đình.
3. Công tác thẩm định kết quả của Hội đồng tuyển chọn các tỉnh
Trên cơ sở kết quả tuyển chọn của các tỉnh, Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng thẩm định kết quả tuyển chọn và có văn bản thỏa thuận với Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo để quyết định danh sách các ứng viên trúng tuyển làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo của Dự án. Công tác thẩm định được tiến hành thận trọng, nghiêm túc, khách quan và kịp thời để đảm bảo tiến độ của Dự án cũng như cho công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các đội viên trước khi bố trí về xã công tác.
Kết quả thẩm định cho thấy, công tác tuyển chọn đội viên Dự án của các tỉnh được tổ chức theo đúng quy định của Bộ Nội vụ; việc tuyển chọn công khai, minh bạch, khách quan và đúng đối tượng.
4. Kết quả tuyển chọn
Tính đến ngày 01/10/2012, Bộ Nội vụ đã hoàn thành công tác tuyển chọn đội viên Dự án của 20 tỉnh với tổng số 580 đội viên, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra (Trong khi tuyển chọn đội viên Dự án đã có 20 xã bổ sung đủ số Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, vì vậy Dự án chỉ tuyển 580 đội viên là đủ yêu cầu). Trong đó: Cao Bằng 44 đội viên, Bắc Kạn 22 đội viên, Lâm Đồng 5 đội viên, Quảng Nam 30 đội viên, Ninh Thuận 08 đội viên, Kon Tum 18 đội viên, Sơn La 49 đội viên, Yên Bái 20 đội viên, Quảng Bình 11 đội viên, Quảng Trị 07 đội viên, Nghệ An 26 đội viên, Phú Thọ 08 đội viên, Lào Cai 34 đội viên, Bắc Giang 19 đội viên, Hà Giang 67 đội viên, Quảng Ngãi 53 đội viên, Bình Định 20 đội viên, Điện Biên 32 đội viên, Lai Châu 47 đội viên và Thanh Hóa 60 đội viên. Qua công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cho thấy đội viên Dự án của các tỉnh đều đáp ứng được yêu cầu bố trí và sử dụng của từng địa phương (Chi tiết tại Phụ lục 2 và Phụ lục 8 kèm theo). Phân loại đội viên, cho thấy:
a) Theo tiêu chí chuyên ngành đào tạo: Các đội viên Dự án đều tốt nghiệp đại học có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương. Trong 580 đội viên Dự án, có 336/580 (chiếm 57,93%) đội viên có chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính và kế toán; 164/580 (chiếm 28,28%) đội viên có chuyên ngành đào tạo về sư phạm, kỹ thuật, công nghệ thông tin; 80/580 (chiếm 13,79%) đội viên có chuyên ngành đào tạo về văn hóa, luật, công tác xã hội, hành chính học,... (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).
b) Theo tiêu chí người địa phương: Đội viên Dự án chủ yếu là người địa phương, trong đó người trong tỉnh có 497/580 người (chiếm 85,69%), người ngoài tỉnh có 83/580 người (chiếm 14,31%). Trong số 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Dự án, chỉ có tỉnh Lai Châu số đội viên Dự án có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh nhiều nhất là 33/47 đội viên (chiếm 68,09%) (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).
c) Theo tiêu chí dân tộc: Đội viên Dự án là người dân tộc Kinh là 237/580 người (chiếm 40,86%); dân tộc thiểu số là 343/580 người (chiếm 59,14%), trong đó:
- Dân tộc Thái 80/580 người (chiếm 13,79%).
- Dân tộc Tày 92/580 người (chiếm 15,86%).
- Dân tộc Mường 43/580 người (chiếm 7,41%).
- Dân tộc Mông 36/580 người (chiếm 6,21%).
- Dân tộc Nùng 19/580 người (chiếm 3,28%).
- Các dân tộc khác, như: Dao, Giáy, Sán Chỉ, Sán Dìu, La Chí, Thổ, Mán Thanh, Cao Lan, Pa Cô, Ba Na, Chăm, Bố Y, Cơ Tu, Vân Kiều, Ca Dong, Kor, Hre, Raglai, Xê Đăng, Mơ Nâm, Cil... có 73/580 người (chiếm 12,59%).
d) Theo tiêu chí giới tính và tiêu chí khác: Đội viên nam có 424/580 người (chiếm 73,10%), đội viên nữ 156/580 người (chiếm 26,90%); về độ tuổi, các đội viên đều sinh từ năm 1981 đến năm 1990 (trong đó, đội viên sinh năm 1983 đến 1988 chiếm trên 70%); đội viên Dự án đã có việc làm trước khi tham gia Dự án là 369/580 người (chiếm 63,62%); đội viên Dự án đã lập gia đình trước khi tham gia Dự án là 191/580 người (chiếm 32,93%) (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo) có 39 đội viên là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo).
III. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI VIÊN TRƯỚC KHI BỐ TRÍ VỀ XÃ CÔNG TÁC
Căn cứ quy trình thực hiện Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và các kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trước khi bố trí đội viên Dự án về xã công tác.
1. Công tác chuẩn bị
Ngày 05/5/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1002/QĐ-BNV phê duyệt Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cho đội viên Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo.
Để trang bị được khối lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết phù hợp, thiết thực cho đội viên Dự án trước khi về xã công tác, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tổng hợp kiến thức có liên quan đến kiến thức quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với cấp xã nói riêng; tìm hiểu các tình huống điển hình thường xảy ra ở xã để biên soạn thành tài liệu cho học viên học tập tham khảo, vận dụng khi về cơ sở. Đồng thời, đã xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo xin ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo để hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cho đội viên Dự án trong thời gian 3 tháng (bao gồm phần lý thuyết và nội dung đi thực tế ở cơ sở). Tài liệu này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và đưa vào sử dụng để các giảng viên, báo cáo viên làm cơ sở xây dựng bài giảng cho từng chuyên đề cụ thể theo mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của Dự án và là tài liệu để học viên nghiên cứu, tham khảo.
Mặt khác, để giúp đội viên Dự án có thêm tài liệu tra cứu, vận dụng thực hiện trong thực tế, Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành Cuốn "Hỏi - Đáp về quản lý hành chính nhà nước và kỹ năng dành cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã" làm sổ tay tra cứu cho đội viên Dự án khi về xã công tác (Tài liệu này đã được gửi tới từng đội viên Dự án).
2. Công tác tổ chức bồi dưỡng
Sau khi có kết quả tuyển chọn, Bộ Nội vụ đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 580 đội viên Dự án kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cần thiết trước khi được tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Thời gian bồi dưỡng kiến thức cho các đội viên Dự án được thực hiện trong 3 tháng với 29 chuyên đề. Trong đó, thời gian học lý thuyết là 06 tuần, thời gian đi thực tế ở cơ sở là 05 tuần và 01 tuần xây dựng, bảo vệ đề án phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
- Phần lý thuyết: Trong thời gian học lý thuyết, các đội viên Dự án được trang bị các kiến thức quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội... đồng thời được trang bị các kỹ năng cần thiết, như: kỹ năng dân vận, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức cuộc họp, kỹ năng soạn thảo văn bản...
- Phần đi thực tế ở cơ sở: Sau khi kết thúc thời gian học lý thuyết, các đội viên Dự án được bố trí đi thực tế ở cơ sở trong vòng 05 tuần. Trong thời gian ở cơ sở, các đội viên Dự án có nhiệm vụ tìm hiểu tổ chức bộ máy ở địa phương, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mối quan hệ công tác tại địa phương nơi dự kiến bố trí về công tác.
- Bảo vệ đề án phát triển kinh tế - xã hội (đề tài tốt nghiệp): Kết thúc thời gian học lý thuyết và kết quả tìm hiểu trong thời gian đi thực tế ở cơ sở, các đội viên Dự án có nhiệm vụ xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi đội viên đi thực tế và bảo vệ trước Hội đồng để làm kết quả tốt nghiệp lớp bồi dưỡng; đồng thời làm căn cứ để bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Tính đến ngày 03/12/2012, Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án và các cơ sở đào tạo tổ chức được 10 lớp tập huấn cho 580 đội viên Dự án bảo đảm đúng chương trình, kế hoạch đề ra. Các lớp tập huấn được tổ chức ngay tại các tỉnh có huyện nghèo để sát với thực tế của địa phương, đồng thời tiết kiệm được kinh phí và thời gian đi lại cho các đội viên Dự án. Kết thúc các khóa bồi dưỡng, 580 đội viên Dự án được đánh giá đủ điều kiện, tiêu chuẩn để giới thiệu với cấp có thẩm quyền bố trí về làm Phó Chủ tịch xã tại các huyện nghèo.
IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHO ĐỘI VIÊN DỰ ÁN VỀ XÃ CÔNG TÁC
1. Công tác tổ chức bầu và phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch xã cho các đội viên Dự án
Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngay sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho các đội viên Dự án, Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân 20 tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án án hướng dẫn 63 huyện có văn bản chỉ đạo và trực tiếp các xã tổ chức họp phiên bất thường của Hội đồng nhân dân để giới thiệu và bầu đội viên Dự án vào chức danh Phó Chủ tịch xã. Kết quả tất cả các đội viên đều được sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân các xã, với số phiếu bầu cao. Căn cứ kết quả bầu cử của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân 63 huyện đã có quyết định phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho 580 đội viên Dự án. Đồng thời, tổ chức cho các đội viên Dự án về xã công tác; trong đó, các tỉnh tổ chức cho đội viên Dự án về xã công tác sớm nhất (từ ngày 01/3/2012) là tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Công tác chỉ đạo bầu cử và phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch xã cho đội viên Dự án được các tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và sát sao. Ủy ban nhân dân các tỉnh đã chỉ đạo và thành lập đoàn công tác đến các huyện để tổ chức hội nghị quán triệt, làm tốt công tác tư tưởng đối với cấp xã để thống nhất chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thêm 01 Phó Chủ tịch là các trí thức trẻ tình nguyện cho các xã thuộc 63 huyện nghèo. Qua đó tạo được sự đồng thuận trong cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác bầu cử, bảo đảm 100% đội viên Dự án được bầu và phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
2. Việc phân công, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để đội viên Dự án ổn định cuộc sống và triển khai thực hiện nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã
Sau khi các đội viên Dự án được bầu và phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch xã, cấp ủy đảng, chính quyền các xã nơi có đội viên Dự án về công tác đã triển khai thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ; Ủy ban nhân dân xã đã có văn bản thông báo phân công công tác cho đội viên Dự án phụ trách lĩnh vực (kinh tế hoặc lĩnh vực văn hóa - xã hội), phân công rõ trách nhiệm cũng như thẩm quyền ký các văn bản thuộc lĩnh vực đội viên Dự án phụ trách. Cụ thể, có 322/580 (chiếm 55,52%) đội viên Dự án được phân công phụ trách lĩnh vực kinh tế, 258/580 (chiếm 44,48%) đội viên Dự án được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội. Ở một số xã, ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách, đội viên Dự án còn được giao quản lý các mảng công tác khác (Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo).
Các đội viên Dự án đã được cấp ủy, chính quyền xã trực tiếp là đồng chí Bí thư và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng tiếp cận với công việc được giao; hướng dẫn tận tình các Phó Chủ tịch, tạo điều kiện cho đội viên Dự án tham dự các cuộc họp cấp ủy, bồi dưỡng cho đội viên phấn đấu trở thành Đảng viên. Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện và cơ sở vật chất làm việc, nhưng hầu hết các xã đều bố trí phòng làm việc và phương tiện làm việc cần thiết cho từng đội viên Dự án phù hợp với điều kiện của xã (Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo), cụ thể:
- Có 522/580 (chiếm 90%) đội viên Dự án được bố trí bàn, ghế tủ làm việc riêng, không phải ngồi ghép bàn làm việc.
- Có 229/580 (chiếm 39,48%) đội viên Dự án được bố trí nhà ở công vụ.
- Có 533/580 (chiếm 91,9%) đội viên Dự án bố trí phòng làm việc riêng hoặc với đồng chí lãnh đạo xã.
- Có 398/580 (chiếm 68,6%) đội viên Dự án được bố trí máy vi tính riêng hoặc dùng chung với lãnh đạo xã, công chức xã.
3. Công tác hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ và giải quyết chế độ chính sách cho đội viên Dự án
Trong quá trình thực hiện Dự án, Bộ Nội vụ tích cực, chủ động phối hợp với 20 tỉnh và 63 huyện thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội viên Dự án tại các xã.
Ngay trong thời gian đầu khi đội viên Dự án mới về xã công tác, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp đi khảo sát tại một số xã của huyện Hà Quảng và Thông Nông của tỉnh Cao Bằng và đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành, lãnh đạo của 5 huyện nghèo, 44 đội viên Dự án để nắm bắt tình hình và có ý kiến chỉ đạo kịp thời để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án. Qua kết quả triển khai tại tỉnh Cao Bằng và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tiếp tục hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ và giải quyết chế độ kịp thời cho các đội viên Dự án.
Quy định 3 tháng một lần, Bộ Nội vụ yêu cầu đội viên Dự án báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, có văn bản hướng dẫn để giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, lúng túng trong phân công, giao nhiệm vụ và giải quyết chế độ chính sách cho đội viên bảo đảm đúng quy định của Nhà nước.
Qua kiểm tra và nhận xét của xã, huyện, tỉnh cho thấy các đội viên Dự án nhanh chóng tiếp cận và làm quen với công việc của xã; hăng hái, nhiệt tình nắm bắt tình hình cơ sở, tìm hiểu và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; thường xuyên đi thực tế nắm bắt điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, an tâm công tác, gắn bó với địa phương (nhiều đội viên Dự án đã đưa gia đình đến nơi công tác hoặc đã xây dựng gia đình tại cơ sở); một số đội viên đã đề xuất những đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện bước đầu có kết quả. Kết quả đánh giá của các xã, huyện, tỉnh đã khẳng định tất cả các đội viên Dự án về xã công tác trong thời gian qua đều hoàn thành nhiệm vụ, nhiều đội viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và một số đội viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể:
- Có 68/580 (chiếm 11,72%) đội viên Dự án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Có 352/580 (chiếm 60,69%) đội viên Dự án hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Có 160/580 (chiếm 27,59%) đội viên Dự án hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy thời gian về công tác chưa nhiều nhưng các đội viên Dự án đã nỗ lực phấn đấu, rèn luyện và được cấp ủy, chính quyền quan tâm, bồi dưỡng để phát triển Đảng. Sau một năm về công tác tại các xã đã có 49 đội viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và 65 đội viên Dự án đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng và đang làm thủ tục kết nạp (Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo).
Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Dự án thường xuyên chỉ đạo các cấp quan tâm, hướng dẫn đội viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số tỉnh định kỳ tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ hàng tháng (đối với cấp huyện) và 6 tháng (đối với cấp tỉnh) để trao đổi thông tin, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng; những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị, đề xuất, kịp thời tháo gỡ; thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của đội viên Dự án và việc thực hiện chế độ chính sách cho đội viên Dự án,... như các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum.
Ủy ban nhân dân các huyện thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án thường xuyên chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã quan tâm, theo dõi, giúp đỡ đội viên thực hiện nhiệm vụ và tạo điều kiện để đội viên Dự án nhanh chóng tiếp cận với công việc, nắm bắt tình hình thôn bản, phong tục tập quán của địa phương; tiếp thu và phản ánh những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đội viên Dự án, tạo điều kiện về nơi làm việc, nơi ở, giải quyết chế độ chính sách cho đội viên Dự án.
Đến nay, các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án đã bố trí ngân sách để thực hiện chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp, các chế độ chính sách thu hút khác theo đúng quy định tại Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí của Dự án 600 Phó Chủ tịch xã (Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo).
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI VIÊN DỰ ÁN
1. Về tư tưởng chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức và lối sống
- Đội viên Dự án đã xác định tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ, thấy rõ những khó khăn, thách thức khi tham gia Dự án. Do vậy, đội viên có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khắc phục khó khăn trong quá trình công tác.
- Luôn nêu cao tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, có ý thức vươn lên tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương; tham gia các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng do các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức; khiêm tốn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của cán bộ, công chức trong xã, của người dân địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, hòa đồng, gần gũi với tập thể cán bộ, công chức và nhân dân địa phương.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan nơi làm việc; chấp hành tốt các quy định của pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; phục từng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi công tác.
- Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; không vi phạm những điều cán bộ, công chức không được làm và luôn giữ mối đoàn kết, thống nhất trong cơ quan.
2. Về tác phong, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Có tác phong nhanh nhẹn, lề lối làm việc khoa học, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ; có ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
- Tích cực bám sát, nắm bắt cơ sở, xuống các khu dân cư tìm hiểu tình hình, phong tục, tập quán địa bàn công tác; có trách nhiệm, tận tâm tận lực tìm hiểu thấu đáo mọi nhiệm vụ được phân công; chủ động nghiên cứu nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân xã, huyện; nắm được những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân xã trong năm để tổ chức thực hiện.
- Có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi với cán bộ, công chức ở cơ sở; có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống; biết tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên, của đồng nghiệp và ý kiến của nhân dân.
Đến nay, các đội viên Dự án đã xác định rõ chức trách, nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để chỉ đạo và điều hành công việc thuộc lĩnh vực được phân công.
3. Những đóng góp bước đầu của đội viên Dự án vào kết quả hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã ban hành quy chế làm việc; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân xã, xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; điều hành các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã theo đúng quy chế làm việc, góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ công chức đối với thực hiện nhiệm vụ, công vụ góp phần từng bước thay đổi lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng, đặc biệt là máy tính, mạng internet nên đã chủ động hướng dẫn cho cán bộ, công chức ở xã khai thác, sử dụng phương tiện kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chuyên môn có hiệu quả hơn.
- Tích cực chủ động chỉ đạo, điều hành và trực tiếp tham gia thực hiện quy chế tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực phụ trách; trực tiếp tham mưu hòa giải thành công một số vụ việc tranh chấp trên địa bàn; vận động nhân dân thực hiện tốt công tác di dân tái định cư, sinh đẻ có kế hoạch,...
- Chủ động trong công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở xã để tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, như: tiếp xúc cử tri, chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ngoài việc thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã, đội viên Dự án đã chủ động nghiên cứu, vận dụng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật vào việc hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng và đề xuất các chương trình, đề án, dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận. Trong đó có những đề án, dự án nổi bật, như:
a) Về lĩnh vực kinh tế đã triển khai thực hiện thành công các mô hình, đề án, dự án như: Đề án "Trồng gừng trong bao", Đề án "Phát triển cây cao su" (đã triển khai trồng được 10 hecta) của đội viên Lê Tiên Tiến - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hải Phúc, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; Đề án "Nhân rộng các mô hình mía nguyên liệu, rau an toàn và bò sinh sản" của đội viên Trần Điệp Trùng Dương - Phó Chủ tịch xã Quế Sơn, Quế Phong, Nghệ An; Đề án "Phát triển Du lịch cộng đồng" của đội viên Nguyễn Thị Huyền - Phó Chủ tịch xã Xuân Cầm, Thường Xuân, Thanh Hóa; Dự án "Trồng chè Shan" của đội viên Ninh Thị Kim Thảo - Phó Chủ tịch xã Bản Xen, Mường Khương, Lào Cai; Dự án "Trồng khoai tây" của đội viên Nguyễn Thành Phong - Phó Chủ tịch xã Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang; Đề án "Xây dựng nông thôn mới xã Ba Điền, huyện Ba Tơ giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020" của đội viên Nguyễn Anh Khoa - Phó Chủ tịch xã Ba Điền, Ba Tơ, Quảng Ngãi; Đề án "Nuôi bò vỗ béo" của đội viên Nguyễn Lê Thuần - Phó Chủ tịch xã An Hưng, An Lão, Bình Định; Dự án "Trồng 600.000 bầu chè chất lượng cao" của đội viên Nguyễn Thái Sơn - Phó Chủ tịch xã Long Cốc, Tân Sơn, Phú Thọ; Mô hình chuyên canh cây cải bắp sạch và Mô hình chuyển giao công nghệ nuôi gà ác theo lứa của đội viên Hà Minh Tuấn - Phó Chủ tịch xã Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An; Mô hình nuôi cá Lồng lòng hồ Thủy điện Hủa Na của đội viên Hồ Anh Dũng - Phó Chủ tịch xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An,... (Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo).
b) Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng: Đội viên Dự án đã chủ động tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã kiện toàn các Ban Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về văn hóa - xã hội, chỉ đạo và trực tiếp tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở cơ sở, nhất là trên lĩnh vực xã hội như: tỷ lệ học sinh đến trường cao hơn, các hộ gia đình sinh con đều làm các thủ tục theo quy định,... Đội viên Dự án Hờ A Nhà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn xã tổ chức vận động học sinh đến lớp đạt tỷ lệ cao (tỷ lệ đến lớp mầm non và trung học cơ sở đạt trên 90%; hệ tiểu học đạt trên 97%); đội viên Nguyễn Thị Thanh Lam - Phó Chủ tịch xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái tham gia vận động người dân làm và hoàn thiện 300 công trình nhà vệ sinh cải thiện môi trường; đội viên Đàm Đức Đông - Phó Chủ tịch xã Hồ Bốn, Mù Cang Chải, Yên Bái đã tham mưu và chỉ đạo vận động học sinh ra lớp ở bậc tiểu học, Trung học và bậc Mầm non vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 22%; đội viên Hoàng Thị Bích - Phó Chủ tịch xã Mường Đun, Tủa Chùa, Điện Biên tham mưu, chỉ đạo rà soát và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo (qua rà soát và đánh giá lại tỷ lệ đói nghèo của xã giảm từ 87,6% xuống còn 52,76%) (Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo).
VI. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thuận lợi
- Dự án 600 Phó Chủ tịch xã đã nhận được quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân 20 tỉnh có huyện nghèo từ khâu tuyên truyền, tuyển chọn, bồi dưỡng đến việc tổ chức cho đội viên Dự án về xã công tác. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án cũng nhận sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội và sự đồng tình của nhân dân đối với việc tăng cường trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã đã nhận thức đầy đủ, thống nhất và ủng hộ chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học về giúp các xã thuộc huyện nghèo phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo; qua đó, tạo cơ hội, điều kiện để thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn ở cơ sở, xác định đây là cơ hội để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho các xã, huyện, tỉnh.
- Công tác triển khai thực hiện Dự án được Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 20 tỉnh có huyện nghèo khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời, cụ thể và chặt chẽ trong tất cả các khâu của quy trình thực hiện Dự án. Do đó, Dự án được triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra.
- Các tỉnh nơi tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho đội viên Dự án đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc bố trí địa điểm mở lớp, chỗ ăn, ở cho các đội viên Dự án.
- Cấp ủy và chính quyền các cấp huyện và xã của các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Dự án đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai, quán triệt cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đội viên Dự án trong suốt thời gian đi thực tế và về công tác tại cơ sở giúp các đội viên Dự án hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Các đội viên Dự án được đào tạo cơ bản về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong các trường đại học; đồng thời được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và một số kỹ năng cần thiết trước khi về xã công tác, nên hầu hết đội viên Dự án đều nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt được công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Khó khăn
- Các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh Dự án 600 Phó Chủ tịch xã có địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng bị chia cắt, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, sống rải rác ở các địa bàn vùng sâu vùng xa; kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; an ninh trật tự xã hội còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như vấn đề về tuyên truyền đạo trái pháp luật, di dân tự do, chia rẽ dân tộc; trình độ dân trí không đồng đều, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu,... là thách thức đối với trí thức trẻ khi tình nguyện về địa phương công tác.
- Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, trình độ năng lực, cơ cấu đội ngũ cán bộ cơ sở còn chưa đồng đều và hạn chế, ở một số nơi nhiều cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; thiếu cán bộ cơ sở có trình độ khoa học kỹ thuật để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Dự án 600 Phó Chủ tịch xã mang tính đột phá về công tác cán bộ ở cơ sở, do đó bước đầu triển khai thực hiện Dự án không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng của lãnh đạo các cấp về tính khả thi của Dự án; một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức tại cơ sở chưa có niềm tin vào đội viên Dự án, nhất là thời gian đầu khi các đội viên Dự án về xã công tác.
- Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, huyện và hầu hết các xã, thì vẫn còn một số xã, cấp ủy, chính quyền chưa hiểu rõ được mục tiêu của Dự án nên nảy sinh những vướng mắc trong cả suy nghĩ và việc làm của cấp ủy và chính quyền xã như: đòi hỏi đội viên phải là người địa phương, đáp ứng ngay được việc chỉ đạo điều hành như đối với những Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có nhiều năm kinh nghiệm ở địa phương; công chức chuyên môn ở xã có biểu hiện không chấp hành sự phân công, giao nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là đội viên Dự án.
- Điều kiện ăn ở và làm việc của đội viên Dự án gặp rất nhiều khó khăn; một số địa phương còn lúng túng, bị động trong việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện Dự án theo quy định tại Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính nên việc chi trả tiền lương, phụ cấp và chế độ thu hút cho các đội viên Dự án trong thời gian đầu còn chậm. Mặt khác, Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính chưa quy định cụ thể về chế độ công tác phí, nên khi đi công tác đội viên Dự án không được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành.
1. Mặt được
- Dự án 600 Phó Chủ tịch xã đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đội viên về công tác. Việc triển khai thực hiện Dự án đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội và cho đây là khâu đột phá trong công tác cán bộ nhằm tạo môi trường để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cấp.
- Cấp ủy, chính quyền các xã đều phân công nhiệm vụ cụ thể, quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc trong khả năng cao nhất của địa phương để đội viên yên tâm công tác. Nhân dân địa phương ủng hộ và tin tưởng vào sự đóng góp của đội viên Dự án đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các xã. Qua công tác đánh giá, sơ kết việc triển khai thực hiện Dự án của 20 tỉnh đã khẳng định nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để đội viên hoàn thành nhiệm vụ thì nơi đó đội viên Dự án phát huy được năng lực, kiến thức chuyên môn, hăng say nhiệt tình trong công tác, trưởng thành nhanh chóng và có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của xã.
- Các đội viên Dự án có tư tưởng vững vàng, xác định rõ nhiệm vụ, yên tâm công tác; chia sẻ những khó khăn với xã trong điều kiện phương tiện làm việc còn hết sức khó khăn để nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Trong quá trình làm việc ở cơ sở, với tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc trong công việc, các đội viên Dự án đã từng bước góp phần thay đổi lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức ở cấp xã theo hướng tích cực.
Sau hơn một năm về xã công tác các đội viên Dự án đã nhanh chóng tiếp cận được với công việc, từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã (nhiều đội viên được đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ). Các đội viên Dự án chủ động nghiên cứu chính sách, các văn bản chỉ đạo của cấp trên; tích cực đi cơ sở, nắm bắt điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán trồng trọt, chăn nuôi ở các thôn, bản kết hợp kiến thức được đào tạo để tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị và giữ vững an ninh, quốc phòng của xã. Qua đó, khẳng định việc triển khai thực hiện Dự án là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở các xã thuộc huyện nghèo.
2. Những tồn tại, hạn chế
- Còn một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ, công chức ở địa phương chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của Dự án là nhằm tạo nguồn cán bộ cho các xã, huyện, tỉnh trong phạm vi Dự án, do đó trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án thời gian đầu còn gặp khó khăn, một số địa phương chưa chủ động bố trí nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp cho đội viên Dự án, bố trí trang thiết bị, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng như phân công, giao nhiệm vụ cho đội viên Dự án.
- Đội viên Dự án chưa có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã; ít có kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, đặc biệt là những vấn đề thuộc về chính sách đối với người dân; một số đội viên chưa mạnh dạn tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện công việc được giao; nhiều đội viên chưa biết tiếng của đồng bào dân tộc trong xã nên gặp khó khăn khi đi xuống thôn, bản để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
- Còn nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có đội viên Dự án về công tác chưa có hướng quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng đội viên Dự án nên có tác động đến tư tưởng của đội viên Dự án và cán bộ, công chức ở xã.
- Công tác báo cáo định kỳ của các xã còn chậm, chưa kịp thời, một số vướng mắc của cơ sở và đội viên chưa được các địa phương phản ảnh kịp thời hoặc có những kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nội vụ.
- Điều kiện, cơ sở vật chất của một số xã còn khó khăn như phòng làm việc, bàn ghế, tủ tài liệu và các trang thiết bị khác chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cán bộ, công chức cấp xã. Mặt khác, còn nhiều xã (60,52%) chưa bố trí được nhà công vụ cho đội viên Dự án nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của đội viên Dự án.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt của một số địa phương về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của Dự án chưa kịp thời, chưa sâu rộng nên vẫn còn có băn khoăn về việc bố trí, sử dụng đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội viên Dự án.
- Các đội viên Dự án chưa có thời gian làm công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý nhà nước ở cấp xã nên bước đầu có khó khăn, lúng túng. Mặt khác, nhiều đội viên Dự án không phải là người địa phương, chưa biết tiếng đồng bào dân tộc nơi công tác nên ảnh hưởng đến việc giao tiếp, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân địa phương.
- Việc phân công, phân nhiệm cho đội viên Dự án của cấp ủy, chính quyền một số xã thời gian đầu chưa kịp thời, chưa có sự bàn bạc thống nhất trong thường trực Ủy ban nhân dân nên phải điều chỉnh hoặc bổ sung lĩnh vực công tác làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội viên Dự án.
- Trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đồng đều và còn hạn chế, cộng với tác phong, lề lối làm việc chưa khoa học nên có ảnh hưởng nhất định đến công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã là đội viên Dự án.
- Đa số đội viên Dự án chưa là đảng viên nên không có điều kiện tham dự các cuộc họp của cấp ủy để nắm bắt chủ trương và các thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của chức danh Phó Chủ tịch xã.
- Trụ sở và cơ sở vật chất của hầu hết các xã còn khó khăn nên việc bố trí nơi làm việc và các trang thiết bị phục vụ công tác còn hạn chế.
- Do đội viên về xã công tác ở giữa hoặc cuối năm kế hoạch nên việc hướng dẫn và lập dự toán kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp và các chế độ chính sách thu hút khác đối với đội viên Dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước còn lúng túng. Vì vậy, việc thực hiện chế độ đối với đội viên Dự án theo quy định tại Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính ở một số huyện còn chậm so với kế hoạch.
NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN
1. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả việc thực hiện Dự án của các cấp cũng như thực hiện nhiệm vụ của các đội viên Dự án.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Dự án trong việc quy hoạch, đào tạo và có kế hoạch bố trí, sử dụng đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án tiếp tục tổ chức tập huấn chuyên sâu về kiến thức kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và kỹ năng cần thiết cho đội viên Dự án phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
d) Chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội viên Dự án và hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
đ) Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Dự án để nắm bắt tình hình và kết quả triển khai thực hiện Dự án của các tỉnh.
e) Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung về chế độ công tác phí và các chế độ khác của đội viên Dự án cho phù hợp với thực tế.
g) Tổng kết, đánh giá Dự án theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện Dự án.
2. Các bộ, ngành liên quan
a) Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ công chức và nhân dân địa phương về mục tiêu, ý nghĩa của Dự án; tạo sự đồng thuận, ủng hộ, tạo điều kiện giúp đội viên Dự án hoàn thành nhiệm vụ.
- Phát hiện các gương điển hình, gương tốt của các đội viên cũng như các mô hình, đề án, dự án do đội viên Dự án triển khai thực hiện có hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến cho các đội viên Dự án khác nghiên cứu, tham khảo vận dụng vào thực tiễn ở địa phương mình, nhân rộng mô hình.
- Chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án có kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp với tiến độ và các hoạt động của Dự án bảo đảm thiết thực, hiệu quả và điều kiện công tác của đội viên Dự án tại cơ sở.
b) Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức, triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Dự án đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA DỰ ÁN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án tại địa phương; quản lý đội viên Dự án, tạo điều kiện cho đội viên Dự án triển khai các đề án phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành nhiệm vụ được giao, quan tâm phát triển đảng viên đối với đội viên Dự án.
2. Chỉ đạo các huyện, xã thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đội viên Dự án theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
3. Hàng năm tổ chức gặp mặt đội viên Dự án để trao đổi, nắm bắt, giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; tổ chức cho đội viên đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương.
4. Chủ trì việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội viên Dự án làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội viên Dự án trong quá trình thực hiện Dự án và sau khi kết thúc Dự án.
5. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội viên Dự án trong quá trình thực hiện Dự án và sau khi kết thúc Dự án phù hợp với năng lực và hiệu quả công tác của từng đội viên Dự án.
6. Chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đảm bảo thực hiện chế độ chính sách cho đội viên Dự án kịp thời; giải quyết những vấn đề phát sinh tại cơ sở liên quan đến đội viên Dự án trong phạm vi, chức năng quyền hạn.
7. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Dự án theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
1. Tiếp tục thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ theo phân công của cấp có thẩm quyền. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; nắm chắc chính sách, luật pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chức trách là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
2. Chủ động nắm bắt công việc, phát huy vai trò chỉ đạo điều hành của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; thường xuyên đi xuống địa bàn, tìm hiểu tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân để chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân địa phương.
3. Chấp hành tốt các quy định đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật và các quy định của Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, trong các phong trào thi đua; khiêm tốn, học hỏi, tự tin và làm tốt công tác dân vận; tích cực tham gia công tác đoàn thể xã hội ở địa phương. Phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỚI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để tiếp tục triển khai thực hiện Dự án đạt hiệu quả, Bộ Nội vụ kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau:
1. Chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị đề xuất của địa phương.
2. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương chủ động quy hoạch, đào tạo và có kế hoạch bố trí, sử dụng đội viên Dự án trong quá trình thực hiện Dự án và sau khi kết thúc Dự án.
3. Giao Bộ Nội vụ nghiên cứu nhân rộng mô hình đưa trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã có trên 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xã biên giới chưa bố trí đủ 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung chi, định mức chi quy định tại Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính cho phù hợp với thực tiễn thực hiện Dự án; đồng thời bảo đảm kinh phí quản lý và các chế độ cho đội viên Dự án.
5. Chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương quan tâm, tạo điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho những xã thuộc huyện nghèo để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức xã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Các địa phương đều đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng trụ sở các xã, cũng như đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các xã, huyện nghèo.
6. Chỉ đạo các địa phương quan tâm, hỗ trợ kinh phí từ các chương trình mục tiêu hàng năm để triển khai thực hiện các đề án, dự án, mô hình phát triển kinh tế - xã hội do đội viên Dự án đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai thực hiện giai đoạn I của Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, Bộ Nội vụ trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 600
PHÓ CHỦ TỊCH XÃ
(Ban
hành kèm theo Báo cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
1. Quyết định số 804/QĐ-BNV ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.
2. Quyết định số 825/QĐ-BNV ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Ban Quản lý Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.
3. Quyết định số 841/QĐ-BNV ngày 04/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành lập Ban Chỉ đạo Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.
4. Công văn số 2675/BNV-CTTN ngày 22/7/2011 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
5. Công văn số 2956/BNV-CTTN ngày 17/8/2011 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn phương pháp phỏng vấn trí thức trẻ để tuyển chọn đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
6. Công văn số 01/BQLDA600 ngày 06/4/2011 của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã về việc điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
7. Công văn số 02/BQLDA600 ngày 08/4/2011 của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã về việc lập hồ sơ đăng ký tham gia Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
8. Thông báo số 05/TB-BQLDA600 ngày 15/4/2011 của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã về việc xét tuyển đội viên Dự án.
9. Công văn số 157/BQLDA600 ngày 11/6/2012 của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã về việc đánh giá kết quả công tác của đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
10. Công văn số 461/BNV-CTTN ngày 06/02/2013 về việc chuẩn bị Hội nghị sơ kết giai đoạn I Dự án 600 Phó Chủ tịch xã
11. Kế hoạch số 1829/KH-BNV ngày 28/5/2013 về tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn I của Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo./.
THỐNG
KÊ SỐ LƯỢNG ĐỘI VIÊN DỰ ÁN THEO ĐƠN VỊ TỈNH
(Ban
hành kèm
theo Báo cáo số
2446/BC-BNV
ngày
12/7/2013 của Bộ Nội
vụ)
STT |
Tỉnh |
Huyện |
Số PCT xã được tăng cường theo QĐ số 08/2011/QĐ- TTg |
Số PCT xã thực tế được tăng cường |
Phân công phụ trách lĩnh vực Kinh tế |
Phân công phụ trách lĩnh vực Văn hóa - Xã hội |
1 |
Lai Châu |
|
64 |
47 |
26 |
21 |
|
1 |
Sìn Hồ |
20 |
18 |
13 |
5 |
|
2 |
Mường Tè |
12 |
6 |
3 |
3 |
|
3 |
Nậm Nhùn |
0 |
5 |
4 |
1 |
|
4 |
Phong Thổ |
12 |
4 |
1 |
3 |
|
5 |
Tân Uyên |
10 |
7 |
3 |
4 |
|
6 |
Than Uyên |
10 |
7 |
2 |
5 |
2 |
Điện Biên |
|
32 |
32 |
22 |
10 |
|
7 |
Tủa Chùa |
9 |
9 |
4 |
5 |
|
8 |
Mường Ảng |
7 |
7 |
3 |
4 |
|
9 |
Mường Nhé |
9 |
9 |
8 |
1 |
|
10 |
Điện Biên Đông |
7 |
7 |
7 |
0 |
3 |
Sơn La |
|
46 |
49 |
20 |
29 |
|
11 |
Quỳnh Nhai |
6 |
6 |
4 |
2 |
|
12 |
Sốp Cộp |
3 |
3 |
2 |
1 |
|
13 |
Phù Yên |
17 |
17 |
10 |
7 |
|
14 |
Mường La |
9 |
9 |
3 |
6 |
|
15 |
Bắc Yên |
11 |
14 |
1 |
13 |
4 |
Cao Bằng |
|
44 |
44 |
25 |
19 |
|
16 |
Hạ Lang |
6 |
6 |
2 |
4 |
|
17 |
Bảo Lâm |
10 |
10 |
8 |
2 |
|
18 |
Bảo Lạc |
11 |
11 |
7 |
4 |
|
19 |
Thông Nông |
8 |
8 |
5 |
3 |
|
20 |
Hà Quảng |
9 |
9 |
3 |
6 |
5 |
Hà Giang |
|
67 |
67 |
42 |
25 |
|
21 |
Quản Bạ |
6 |
6 |
2 |
4 |
|
22 |
Yên Minh |
10 |
9 |
5 |
4 |
|
23 |
Hoàng Su Phì |
19 |
19 |
15 |
4 |
|
24 |
Mèo Vạc |
15 |
12 |
9 |
3 |
|
25 |
Đồng Văn |
5 |
9 |
3 |
6 |
|
26 |
Xín Mần |
12 |
12 |
8 |
4 |
6 |
Lào Cai |
|
34 |
34 |
31 |
3 |
|
27 |
Si Ma Cai |
9 |
9 |
9 |
0 |
|
28 |
Mường Khương |
7 |
7 |
5 |
2 |
|
29 |
Bắc Hà |
18 |
18 |
17 |
1 |
7 |
Yên Bái |
|
20 |
20 |
9 |
11 |
|
30 |
Mù Cang Chải |
10 |
10 |
4 |
6 |
|
31 |
Trạm Tấu |
10 |
10 |
5 |
5 |
8 |
Bắc Kạn |
|
22 |
22 |
9 |
13 |
|
32 |
Pác Nặm |
8 |
8 |
2 |
6 |
|
33 |
Ba Bể |
14 |
14 |
7 |
7 |
9 |
Phú Thọ |
|
8 |
8 |
7 |
1 |
|
34 |
Tân Sơn |
8 |
8 |
7 |
1 |
10 |
Bắc Giang |
|
20 |
19 |
6 |
13 |
|
35 |
Sơn Động |
20 |
19 |
6 |
13 |
11 |
Thanh Hóa |
|
61 |
60 |
13 |
47 |
|
36 |
Lang Chánh |
6 |
6 |
1 |
5 |
|
37 |
Quan Sơn |
5 |
5 |
2 |
3 |
|
38 |
Quan Hóa |
15 |
15 |
0 |
15 |
|
39 |
Thường Xuân |
7 |
7 |
0 |
7 |
|
40 |
Mường Lát |
1 |
1 |
0 |
1 |
|
41 |
Như Xuân |
14 |
13 |
8 |
5 |
|
42 |
Bá Thước |
13 |
13 |
2 |
11 |
12 |
Nghệ An |
|
38 |
26 |
22 |
4 |
|
43 |
Tương Dương |
11 |
13 |
11 |
2 |
|
44 |
Kỳ Sơn |
19 |
8 |
6 |
2 |
|
45 |
Quế Phong |
8 |
5 |
5 |
0 |
13 |
Quảng Bình |
|
11 |
11 |
2 |
9 |
|
46 |
Minh Hóa |
11 |
11 |
2 |
9 |
14 |
Quảng Trị |
|
8 |
7 |
7 |
0 |
|
47 |
Đa Krông |
8 |
7 |
7 |
0 |
15 |
Quảng Nam |
|
21 |
30 |
19 |
11 |
|
48 |
Tây Giang |
2 |
10 |
4 |
6 |
|
49 |
Phước Sơn |
10 |
10 |
9 |
1 |
|
50 |
Nam Trà My |
9 |
10 |
6 |
4 |
16 |
Quảng Ngãi |
|
53 |
53 |
37 |
16 |
|
51 |
Sơn Hà |
9 |
9 |
7 |
2 |
|
52 |
Trà Bồng |
7 |
7 |
7 |
0 |
|
53 |
Sơn Tây |
8 |
8 |
5 |
3 |
|
54 |
Minh Long |
4 |
4 |
1 |
3 |
|
55 |
Tây Trà |
8 |
8 |
7 |
1 |
|
56 |
Ba Tơ |
17 |
17 |
10 |
7 |
17 |
Bình Định |
|
20 |
20 |
15 |
5 |
|
57 |
An Lão |
8 |
8 |
8 |
0 |
|
58 |
Vĩnh Thạnh |
7 |
7 |
4 |
3 |
|
59 |
Vân Canh |
5 |
5 |
3 |
2 |
18 |
Ninh Thuận |
|
8 |
8 |
5 |
3 |
|
60 |
Bác Ái |
8 |
8 |
5 |
3 |
19 |
Kon Tum |
|
18 |
18 |
2 |
16 |
|
61 |
Kon Plông |
8 |
8 |
0 |
8 |
|
62 |
Tu Mơ Rông |
10 |
10 |
2 |
8 |
20 |
Lâm Đồng |
|
5 |
5 |
3 |
2 |
|
63 |
Đam Rông |
5 |
5 |
3 |
2 |
TỔNG CỘNG |
|
600 |
580 |
322 |
258 |
THỐNG KÊ ĐỘI VIÊN DỰ ÁN THEO TIÊU CHÍ
GIỚI TÍNH, NGUỒN TUYỂN CHỌN
(Ban
hành kèm theo
Báo cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số đội viên Dự án |
Giới tính |
Nguồn tuyển chọn |
||||||
Nam |
Tỷ lệ (%) |
Nữ |
Tỷ lệ (%) |
Người trong tỉnh |
Tỷ lệ (%) |
Người ngoài tỉnh |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
39 |
82,98 |
8 |
17,02 |
15 |
31,91 |
32 |
68,09 |
2 |
Điện Biên |
32 |
26 |
81,25 |
6 |
18,75 |
25 |
78,13 |
7 |
21,88 |
3 |
Sơn La |
49 |
41 |
83,67 |
8 |
16,33 |
39 |
79,59 |
10 |
20,41 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
29 |
65,91 |
15 |
34,09 |
37 |
84,09 |
7 |
15,91 |
5 |
Hà Giang |
67 |
51 |
76,12 |
16 |
23,88 |
51 |
76,12 |
16 |
23,88 |
6 |
Lào Cai |
34 |
27 |
79,41 |
7 |
20,59 |
28 |
82,35 |
6 |
17,65 |
7 |
Yên Bái |
20 |
18 |
90,00 |
2 |
10,00 |
19 |
95,00 |
1 |
5,00 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
13 |
59,09 |
9 |
40,91 |
20 |
90,91 |
2 |
9,09 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
5 |
62,50 |
3 |
37,50 |
8 |
100,00 |
0 |
0,00 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
13 |
68,42 |
6 |
31,58 |
19 |
100,00 |
0 |
0,00 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
40 |
66,67 |
20 |
33,33 |
60 |
100,00 |
0 |
0,00 |
12 |
Nghệ An |
26 |
21 |
80,77 |
5 |
19,23 |
26 |
100,00 |
0 |
0,00 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
4 |
36,36 |
7 |
63,64 |
11 |
100,00 |
0 |
0,00 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
6 |
85,71 |
1 |
14,29 |
7 |
100,00 |
0 |
0,00 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
23 |
76,67 |
7 |
23,33 |
29 |
96,67 |
1 |
3,33 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
34 |
64,15 |
19 |
35,85 |
53 |
100,00 |
0 |
0,00 |
17 |
Bình Định |
20 |
15 |
75,00 |
5 |
25,00 |
20 |
100,00 |
0 |
0,00 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
3 |
37,50 |
5 |
62,50 |
8 |
100,00 |
0 |
0,00 |
19 |
Kon Tum |
18 |
11 |
61,11 |
7 |
38,89 |
17 |
94,44 |
1 |
5,56 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
5 |
100,00 |
0 |
0,00 |
5 |
100,00 |
0 |
0,00 |
TỔNG CỘNG |
580 |
424 |
73,10 |
156 |
26,90 |
497 |
85,69 |
83 |
14,31 |
THỐNG KÊ ĐỘI VIÊN DỰ ÁN THEO TIÊU CHÍ
CHUYÊN NGÀNH ĐƯỢC ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo
Báo cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số đội viên Dự án |
Chuyên ngành đào tạo |
|||||
Nông, lâm, ngư nghiệp (*) |
Tỷ lệ (%) |
Sư phạm kỹ thuật, CNTT (**) |
Tỷ lệ (%) |
Văn hóa, hành chính (***) |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
27 |
57,45 |
13 |
27,66 |
7 |
14,89 |
2 |
Điện Biên |
32 |
18 |
56,25 |
11 |
34,38 |
3 |
9,38 |
3 |
Sơn La |
49 |
28 |
57,14 |
16 |
32,65 |
5 |
10,20 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
14 |
31,82 |
26 |
59,09 |
4 |
9,09 |
5 |
Hà Giang |
67 |
54 |
80,60 |
4 |
5,97 |
9 |
13,43 |
6 |
Lào Cai |
34 |
22 |
64,71 |
10 |
29,41 |
2 |
5,88 |
7 |
Yên Bái |
20 |
9 |
45,00 |
9 |
45,00 |
2 |
10,00 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
13 |
59,09 |
9 |
40,91 |
0 |
0,00 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
3 |
37,50 |
3 |
37,50 |
2 |
25,00 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
14 |
73,68 |
0 |
0,00 |
5 |
26,32 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
9 |
15,00 |
40 |
66,67 |
11 |
18,33 |
12 |
Nghệ An |
26 |
24 |
92,31 |
0 |
0,00 |
2 |
7,69 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
3 |
27,27 |
4 |
36,36 |
4 |
36,36 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
6 |
85,71 |
1 |
14,29 |
0 |
0,00 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
21 |
70,00 |
6 |
20,00 |
3 |
10,00 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
33 |
62,26 |
9 |
16,98 |
11 |
20,75 |
17 |
Bình Định |
20 |
14 |
70,00 |
3 |
15,00 |
3 |
15,00 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
4 |
50,00 |
0 |
0,00 |
4 |
50,00 |
19 |
Kon Tum |
18 |
15 |
83,33 |
0 |
0,00 |
3 |
16,67 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
5 |
100,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
TỔNG CỘNG |
580 |
336 |
57,93 |
164 |
28,28 |
80 |
13,79 |
Ghi chú:
(*) Ngành nghề đào tạo gồm lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và các lĩnh vực khác như thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thú y, kinh tế, tài chính, kế toán;
(**) Ngành nghề đào tạo gồm lĩnh vực sư phạm, kỹ thuật xây dựng, cầu đường và công nghệ thông tin, điện tử...;
(***) Ngành nghề đào tạo gồm lĩnh vực văn hóa, xã hội, luật, hành chính học....
THỐNG
KÊ ĐỘI VIÊN DỰ ÁN THEO TIÊU CHÍ DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Báo
cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số lượng đội viên Dự án |
Dân tộc Kinh |
Dân tộc Thái |
Dân tộc Tày |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
19 |
40,43 |
13 |
27,66 |
3 |
6,38 |
2 |
Điện Biên |
32 |
8 |
25,00 |
15 |
46,88 |
1 |
3,13 |
3 |
Sơn La |
49 |
8 |
16,33 |
25 |
51,02 |
1 |
2,04 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
7 |
15,91 |
0 |
0,00 |
27 |
61,36 |
5 |
Hà Giang |
67 |
17 |
25,37 |
0 |
0,00 |
30 |
44,78 |
6 |
Lào Cai |
34 |
12 |
35,29 |
1 |
2,94 |
6 |
17,65 |
7 |
Yên Bái |
20 |
4 |
20,00 |
1 |
5,00 |
4 |
20,00 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
3 |
13,64 |
0 |
0,00 |
15 |
68,18 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
3 |
37,50 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
10 |
52,63 |
0 |
0,00 |
5 |
26,32 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
30 |
50,00 |
12 |
20,00 |
0 |
0,00 |
12 |
Nghệ An |
26 |
11 |
42,31 |
12 |
46,15 |
0 |
0,00 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
11 |
100,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
5 |
71,43 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
18 |
60,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
46 |
86,79 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
17 |
Bình Định |
20 |
15 |
75,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
5 |
62,50 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
19 |
Kon Tum |
18 |
3 |
16,67 |
1 |
5,56 |
0 |
0,00 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
2 |
40,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
TỔNG CỘNG |
580 |
237 |
40,86 |
80 |
13,79 |
92 |
15,86 |
THỐNG
KÊ ĐỘI VIÊN DỰ ÁN THEO TIÊU CHÍ DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Báo
cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số lượng đội viên dự án |
Dân tộc Mường |
Dân tộc Mông |
Dân tộc Nùng |
Dân tộc khác (*) |
||||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
5 |
10,64 |
4 |
8,51 |
0 |
0,00 |
3 |
6,38 |
2 |
Điện Biên |
32 |
2 |
6,25 |
5 |
15,63 |
0 |
0,00 |
1 |
3,13 |
3 |
Sơn La |
49 |
10 |
20,41 |
4 |
8,16 |
0 |
0,00 |
1 |
2,04 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
8 |
18,18 |
2 |
4,55 |
5 |
Hà Giang |
67 |
1 |
1,49 |
6 |
8,96 |
4 |
5,97 |
9 |
13,43 |
6 |
Lào Cai |
34 |
1 |
2,94 |
6 |
17,65 |
3 |
8,82 |
5 |
14,71 |
7 |
Yên Bái |
20 |
0 |
0,00 |
8 |
40,00 |
0 |
0,00 |
3 |
15,00 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
0 |
0,00 |
1 |
4,55 |
1 |
4,55 |
2 |
9,09 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
5 |
62,50 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
2 |
10,53 |
2 |
10,53 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
17 |
28,33 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
1 |
1,67 |
12 |
Nghệ An |
26 |
0 |
0,00 |
2 |
7,69 |
0 |
0,00 |
1 |
3,85 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
2 |
28,57 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
12 |
40,00 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
7 |
13,21 |
17 |
Bình Định |
20 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
5 |
25,00 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
3 |
37,50 |
19 |
Kon Tum |
18 |
2 |
11,11 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
12 |
66,67 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
1 |
20,00 |
2 |
40,00 |
TỔNG CỘNG |
580 |
43 |
7,41 |
36 |
6,21 |
19 |
3,28 |
73 |
12,59 |
Ghi chú: (*) Dân tộc khác như dân tộc Dao, Giáy, Sán Chỉ, Sán Dìu, Phù Lá, La Chí, Thổ, Thanh, Cao Lan, Ba Na, Pa Cô, Chăm, Bố Y, Cơ Tu, Vân Kiều, Ca Dong, Kor, Hre, Raglai, Xê Đăng, Mơ Nâm, Cil.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI VIÊN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số lượng đội viên Dự án |
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao |
|||||||
Hoàn thành XSNV |
Tỷ lệ (%) |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ |
Tỷ lệ (%) |
Hoàn thành nhiệm vụ |
Tỷ lệ (%) |
Không hoàn thành nhiệm vụ |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
3 |
6,38 |
16 |
34,04 |
28 |
59,57 |
0 |
0,00 |
2 |
Điện Biên |
32 |
2 |
6,25 |
18 |
56,25 |
12 |
37,50 |
0 |
0,00 |
3 |
Sơn La |
49 |
6 |
12,24 |
38 |
77,55 |
5 |
10,20 |
0 |
0,00 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
13 |
29,55 |
27 |
61,36 |
4 |
9,09 |
0 |
0,00 |
5 |
Hà Giang |
67 |
1 |
1,49 |
39 |
58,21 |
27 |
40,30 |
0 |
0,00 |
6 |
Lào Cai |
34 |
9 |
26,47 |
22 |
64,71 |
3 |
8,82 |
0 |
0,00 |
7 |
Yên Bái |
20 |
2 |
10,00 |
15 |
75,00 |
3 |
15,00 |
0 |
0,00 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
0 |
0,00 |
13 |
59,09 |
9 |
40,91 |
0 |
0,00 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
0 |
0,00 |
8 |
100,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
0 |
0,00 |
8 |
42,11 |
11 |
57,89 |
0 |
0,00 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
5 |
8,33 |
30 |
50,00 |
25 |
41,67 |
0 |
0,00 |
12 |
Nghệ An |
26 |
11 |
42,31 |
15 |
57,69 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
1 |
9,09 |
8 |
72,73 |
2 |
18,18 |
0 |
0,00 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
5 |
71,43 |
2 |
28,57 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
0 |
0,00 |
24 |
80,00 |
6 |
20,00 |
0 |
0,00 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
2 |
3,77 |
29 |
54,72 |
22 |
41,51 |
0 |
0,00 |
17 |
Bình Định |
20 |
4 |
20,00 |
14 |
70,00 |
2 |
10,00 |
0 |
0,00 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
2 |
25,00 |
5 |
62,50 |
1 |
12,50 |
0 |
0,00 |
19 |
Kon Tum |
18 |
0 |
0,00 |
18 |
100,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
2 |
40,00 |
3 |
60,00 |
0 |
0,00 |
0 |
0,00 |
TỔNG CỘNG |
580 |
68 |
11,72 |
352 |
60,69 |
160 |
27,59 |
0 |
0,00 |
VIỆC
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Báo
cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số lượng đội viên Dự án |
Việc thực hiện chế độ, chính sách |
Bố trí cơ sở vật chất |
||||||
Hỗ trợ 10 tháng lương tối thiểu |
Lương và Phụ cấp |
Trợ cấp thêm hàng tháng 70% |
Hỗ trợ khác (*) |
Phòng làm việc |
Máy tính |
Bàn ghế, tủ |
Nhà ở công vụ |
|||
1 |
Lai Châu |
47 |
34 |
47 |
47 |
7 |
47 |
47 |
42 |
12 |
2 |
Điện Biên |
32 |
29 |
32 |
30 |
18 |
32 |
32 |
32 |
- |
3 |
Sơn La |
49 |
49 |
49 |
49 |
0 |
48 |
32 |
49 |
36 |
4 |
Cao Bằng |
44 |
44 |
44 |
44 |
0 |
44 |
29 |
41 |
8 |
5 |
Hà Giang |
67 |
67 |
67 |
67 |
15 |
67 |
54 |
67 |
50 |
6 |
Lào Cai |
34 |
34 |
34 |
34 |
0 |
28 |
15 |
31 |
18 |
7 |
Yên Bái |
20 |
20 |
20 |
20 |
0 |
2 |
2 |
4 |
3 |
8 |
Bắc Kạn |
22 |
22 |
22 |
22 |
7 |
17 |
16 |
3 |
2 |
9 |
Phú Thọ |
8 |
8 |
8 |
8 |
2 |
8 |
8 |
8 |
5 |
10 |
Bắc Giang |
19 |
19 |
19 |
19 |
0 |
19 |
19 |
19 |
2 |
11 |
Thanh Hóa |
60 |
60 |
60 |
60 |
13 |
39 |
17 |
55 |
26 |
12 |
Nghệ An |
26 |
21 |
26 |
26 |
0 |
26 |
1 |
26 |
1 |
13 |
Quảng Bình |
11 |
0 |
11 |
11 |
0 |
11 |
1 |
9 |
3 |
14 |
Quảng Trị |
7 |
7 |
7 |
7 |
0 |
7 |
7 |
7 |
7 |
15 |
Quảng Nam |
30 |
22 |
30 |
30 |
3 |
30 |
20 |
30 |
8 |
16 |
Quảng Ngãi |
53 |
53 |
53 |
53 |
53 |
53 |
53 |
53 |
15 |
17 |
Bình Định |
20 |
20 |
20 |
20 |
1 |
18 |
14 |
15 |
2 |
18 |
Ninh Thuận |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
19 |
Kon Tum |
18 |
18 |
18 |
18 |
0 |
18 |
18 |
18 |
18 |
20 |
Lâm Đồng |
5 |
0 |
5 |
5 |
|
5 |
5 |
5 |
5 |
TỔNG CỘNG |
580 |
535 |
580 |
578 |
127 |
527 |
398 |
522 |
229 |
Ghi chú: (*) Hỗ trợ khác gồm: hỗ trợ công tác phí, hỗ trợ thuê nhà, hỗ trợ cước phí tàu xe, hành lý và hỗ trợ chuyển vùng...
THỐNG
KÊ SỐ LƯỢNG ĐỘI VIÊN DỰ ÁN LÀ ĐẢNG VIÊN
(Ban hành kèm theo Báo
cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tỉnh |
Số lượng đội viên Dự án |
Số lượng đội viên Dự án là Đảng viên trước khi tham gia Dự án |
Số lượng đội viên Dự án được kết nạp Đảng sau khi tham gia Dự án |
Số lượng đội viên Dự án đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng |
1. |
Lai Châu |
47 |
3 |
1 |
5 |
2. |
Điện Biên |
32 |
3 |
1 |
3 |
3. |
Sơn La |
49 |
2 |
1 |
5 |
4. |
Cao Bằng |
44 |
2 |
2 |
5 |
5. |
Hà Giang |
67 |
3 |
6 |
5 |
6. |
Lào Cai |
34 |
2 |
3 |
6 |
7. |
Yên Bái |
20 |
2 |
3 |
3 |
8. |
Bắc Kạn |
22 |
1 |
3 |
3 |
9. |
Phú Thọ |
8 |
2 |
0 |
5 |
10. |
Bắc Giang |
19 |
4 |
1 |
2 |
11. |
Thanh Hóa |
60 |
4 |
6 |
5 |
12. |
Nghệ An |
26 |
3 |
5 |
2 |
13. |
Quảng Bình |
11 |
0 |
2 |
2 |
14. |
Quảng Trị |
7 |
0 |
1 |
3 |
15. |
Quảng Nam |
30 |
2 |
8 |
0 |
16. |
Quảng Ngãi |
53 |
3 |
3 |
0 |
17. |
Bình Định |
20 |
1 |
2 |
3 |
18. |
Ninh Thuận |
8 |
0 |
0 |
3 |
19. |
Kon Tum |
18 |
1 |
1 |
2 |
20. |
Lâm Đồng |
5 |
1 |
0 |
3 |
|
TỔNG CỘNG |
580 |
39 |
49 |
65 |
DANH
MỤC CÁC ĐỀ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN*
(Ban hành kèm theo Báo
cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/7/2013 của Bộ
Nội vụ)
STT |
Tên đề án |
Đội viên Dự án thực hiện |
Kết quả triển khai thực hiện |
1. |
Đề án trồng gừng trong bao |
Lê Tiên Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc, Đakrông, Quảng Trị |
Đã triển khai thực hiện và kết quả thành công |
2. |
Đề án phát triển cây cao su |
Lê Tiên Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc, Đakrông, Quảng Trị |
Đã triển khai thực hiện được 10 hecta |
3. |
Đề án phát triển Du lịch cộng đồng |
Nguyễn Thị Huyền - Phó Chủ tịch xã Xuân Cầm, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt để triển khai thực hiện |
4. |
Đề án thí điểm trồng ngô đông trên hai đất hai lúa |
Vũ Thị Chiến - Phó Chủ tịch xã Giao Thiện, Lang Chánh, Thanh Hóa |
Đã triển khai thực hiện thành công |
5. |
Dự án trồng khoai tây |
Nguyễn Thành Phong - Phó Chủ tịch xã Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang |
Đã triển khai và đạt giá trị sản lượng 44,5 triệu đồng/ha |
6. |
Dự án trồng chè Shan |
Ninh Thị Kim Thảo - Phó Chủ tịch xã Bản Xen, Mường Khương, Lào Cai |
Đã triển khai thực hiện được 19ha |
7. |
Đề án trồng 600.000 bầu chè chất lượng cao |
Nguyễn Thái Sơn - Phó Chủ tịch xã Long Cốc, Tân Sơn, Phú Thọ |
Đã triển khai được 30 ha chè |
8. |
Mô hình mía nguyên liệu; rau an toàn; bò sinh sản |
Trần Điệp Trùng Dương - Phó Chủ tịch xã Quế Sơn, Quế Phong, Nghệ An |
Chỉ đạo thành công và đang nhân rộng mô hình |
9. |
Mô hình chuyên canh cây cải bắp sạch; Mô hình chuyển giao công nghệ nuôi gà ác theo lứa |
Hà Minh Tuấn - Phó Chủ tịch xã Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An |
Đã thực hiện thành công mô hình |
10. |
Mô hình nuôi cá Lồng lòng hồ Thủy điện Hủa Na |
Hồ Anh Dũng - Phó Chủ tịch xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An |
Đã thực hiện thành công mô hình |
11. |
Dự án thí điểm trồng tre Bát Độ |
Tô Văn Học - Phó Chủ tịch xã Cao Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái |
Đã triển khai trong được 1.700 gốc |
12. |
Đề án Trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao |
Đặng Phúc Long - Phó Chủ tịch xã Phình Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái |
Đang triển khai thực hiện |
13. |
Đề án ứng dụng quy trình xử lý nước thải |
Trần Sỹ Trung - Phó Chủ tịch xã Quế Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Đang triển khai thực hiện |
14. |
Đề án Phát triển đàn ong mật gắn với khu du lịch sinh thái |
Hà Văn Cam - Phó Chủ tịch xã An Lạc, Sơn Động, Bắc Giang |
Đạng triển khai thực hiện |
15. |
Đề án Nuôi bò vỗ béo |
Nguyễn Lê Thuần - Phó Chủ tịch xã An Hưng, An Lão, Bình Định |
Đã triển khai thực hiện, đạt hiệu quả kinh tế cao |
16. |
Đề án Làm câu rơm dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông |
Phạm Trạng - Phó Chủ tịch xã An Nghĩa, An Lão, Bình Định |
Đã triển khai thực hiện, bước đầu đạt hiệu quả |
17. |
Mô hình trồng rau, hoa ôn đới |
Trần Trọng Kim - Phó Chủ tịch xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Đã triển khai thực hiện đạt hiệu quả kinh tế cao |
18. |
Đề án Nuôi cá Diêu Hồng |
Phan Trọng Thảo - Phó Chủ tịch xã Canh Hiển, Vân Canh, Bình Định |
Đã triển khai thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao |
19. |
Đề án Trồng nấm bào ngư |
Phan Trọng Thảo - Phó Chủ tịch xã Canh Hiển, Vân Canh, Bình Định |
Đang triển khai, có tính khả thi cao |
20. |
Đề án Xây dựng nông thôn mới xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 |
Nguyễn Anh Khoa - Phó Chủ tịch xã Ba Điền, Ba Tơ, Quảng Ngãi |
Đã hoàn thành và được đánh giá cao |
21. |
Đề án Trồng cây khoai tây |
Nguyễn Mậu Chính - Phó Chủ tịch xã Ma Quai, Sìn Hồ, Lai Châu |
Đã triển khai thực hiện thành công |
22. |
Đề án trồng cây hồi và cây trúc sào |
Hà Văn Quảng - Phó Chủ tịch xã Yên Thổ, Bảo Lâm, Cao Bằng |
Đã triển khai thực hiện thành công |
23. |
Đề án đưa cây mía nguyên liệu vào sản xuất tại địa phương |
Phạm Văn Hoàng, Phó Chủ tịch xã Điền Hạ, Bá Thước, Thanh Hóa |
Đang triển khai thực hiện |
24. |
… |
|
|
Ghi chú: (*) Danh mục này liệt kê một số đề án, dự án, mô hình có tính đại diện cho các đội viên Dự án công tác tại các vùng, miền khác nhau.
DANH
SÁCH HỘI VIÊN DỰ ÁN 600 PHÓ CHỦ TỊCH XÃ
(Ban
hành kèm theo Báo cáo số 2446/BC-BNV ngày 12/07/2013 của Bộ Nội vụ)
TT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Dân tộc |
Hộ khẩu thường trú |
Tốt nghiệp đại học |
Chuyên ngành đào tạo |
Phân công về xã |
Phụ trách lĩnh vực |
Thời gian bắt đầu làm việc |
|
Nam |
Nữ |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
TỈNH LAI CHÂU: 47 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Than Uyên: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lường Thị Thu |
|
29/8/1987 |
Thái |
Mai Hạ, Mai Châu, Hòa Bình |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Ta Gia |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Lò Thanh Tùng |
02/02/1987 |
|
Thái |
Mường Cang, Than Uyên, Lai Châu |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Tà Hừa |
Kinh tế |
01/07/2012 |
3 |
Lù Văn Xuân |
19/4/1985 |
|
Thái |
Tà Hùa, Than Uyên, Lai Châu |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Pha Mu |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
4 |
Lê Văn Chung |
20/8/1988 |
|
Kinh |
An Lão, Bình Lục, Hà Nam |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Văn - Sử |
UBND xã Khoen On |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
5 |
Đỗ Hải Đăng |
20/9/1986 |
|
Mường |
Hợp Kim, Kim Bôi, Hòa Bình |
Tây Bắc |
Sư phạm Lịch sử |
UBND xã Tà Mung |
Kinh tế |
01/07/2012 |
6 |
Vàng Văn Thỏa |
21/12/1987 |
|
Thái |
Mường Cang, Than Uyên, Lai Châu |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Mường Mít |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
7 |
Lò Văn Tinh |
06/5/1987 |
|
Thái |
Mường Mít, Than Uyên, Lai Châu |
Tây Bắc |
Sư phạm Sinh - Hóa |
UBND xã Hua Nà |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
II |
Huyện Tân Uyên: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bùi Thị Thùy |
|
06/5/1987 |
Mường |
Trung Bì, Kim Bôi, Hòa Bình |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sinh học |
UBND xã Thân Thuộc |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Bùi Tiến Sỹ |
26/6/1985 |
|
Mường |
Xuân Phú, Thọ Xuân, Thanh Hóa |
Lao động xã hội |
Công tác xã hội |
UBND xã Hố Mít |
Kinh tế |
01/07/2012 |
3 |
Bạch Xuân Cương |
05/12/1982 |
|
Mường |
Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội |
Tây Bắc |
Sư phạm Lịch sử |
UBND xã Pắc Ta |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
4 |
Lò Văn Diện |
02/3/1987 |
|
Thái |
Phổ Lăng, Thuận Châu, Sơn La |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Tà Mít |
Kinh tế |
01/07/2012 |
5 |
Trương Thị Trang |
|
12/11/1989 |
Kinh |
Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam |
Khoa học Thái Nguyên |
Khoa học quản lý |
UBND xã Trung Đồng |
Văn hóa-Xã hội |
01/07/2012 |
6 |
Bùi Văn Sơn |
17/12/1988 |
|
Kinh |
Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội |
Lâm nghiệp |
QL tài nguyên rừng và MT |
UBND xã Nậm Cần |
Kinh tế |
01/07/2012 |
7 |
Lê Thanh Tuấn |
19/9/1988 |
|
Kinh |
Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Phúc Khoa |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
III |
Huyện Mường Tè: 06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lê Văn Duyên |
26/11/1985 |
|
Kinh |
Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định |
Văn Hóa Hà Nội, HVBCTT |
Thông tin - Thư viện, Kinh tế |
UBND xã Can Hồ |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Lê Thị Xiêm |
|
09/9/1988 |
Kinh |
Đại Hùng, Ứng Hòa, Hà Nội |
Đà Lạt |
Lịch sử |
UBND xã Bum Tở |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
3 |
Võ Viết Thành |
19/01/1988 |
|
Kinh |
Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị |
Nha Trang |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Nậm Khao |
Kinh tế |
01/07/2012 |
4 |
Bùi Thị Lập |
|
07/10/1986 |
Mường |
Nam Thượng, Kim Bôi, Hòa Bình |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Bum Nưa |
Kinh tế |
12/2012 |
5 |
Trần Văn Đôn |
19/02/1987 |
|
Sán Chỉ |
Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Vàng San |
Kinh tế |
12/2012 |
6 |
Phạm Hồng Bình |
02/9/1985 |
|
Kinh |
Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ |
Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Mường Tè |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
IV |
Huyện Nậm Nhùn: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tống Văn Trài |
07/8/1984 |
|
Thái |
Nậm Hàng, Mường Tè, Lai Châu |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Nậm Manh |
Kinh tế |
01/07/2012 |
2 |
Đinh Văn Siêng |
28/10/1983 |
|
Thái |
Nậm Hàng, Mường Tè, Lai Châu |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa dân tộc thiểu số VN |
UBND xã Nậm Hàng |
Kinh tế |
01/07/2012 |
3 |
Hảng A Vảng |
04/9/1986 |
|
H'Mông |
Nùng Nàng, Tam Đường, Lai Châu |
Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Nậm Ban |
Kinh tế |
12/2012 |
4 |
Lò Văn Khoa |
10/4/1984 |
|
Thái |
Nậm Mạ, Sìn Hồ, Lai Châu |
Văn hóa Hà Nội |
Thông tin - Thư viện |
UBND xã Lê Lợi |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
5 |
Dương Huy Quang |
18/11/1984 |
|
Kinh |
Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội |
Thương Mại |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Pú Đao |
Kinh tế |
01/07/2012 |
V |
Huyện Sìn Hồ: 18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
La Văn Hiển |
20/5/1984 |
|
Tày |
Thái Bình, Đình Lập, Lạng Sơn |
Giao thông vận tải |
Xây dựng cầu đường |
UBND xã Căn Co |
Kinh tế |
01/07/2012 |
2 |
Hoàng Ngọc Trung |
08/5/1984 |
|
Kinh |
Thân Thuộc, Tân Uyên, Lai Châu |
Tây Bắc |
SP Văn - Giáo dục công dân |
UBND xã Xà Dề Phìn |
Kinh tế |
01/07/2012 |
3 |
Dương Văn Bình |
23/9/1982 |
|
Dao |
Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Bách khoa Hà Nội |
Kỹ thuật thực phẩm |
UBND xã Nậm Cha |
Kinh tế |
01/07/2012 |
4 |
Vũ Xuân Đằng |
19/4/1985 |
|
Kinh |
Yên Phúc, Ý Yên, Nam Định |
Nha Trang |
Kinh tế và quản lý thủy sản |
UBND xã Tả Ngảo |
Kinh tế |
01/07/2012 |
5 |
Dương Thanh Lam |
20/5/1988 |
|
Kinh |
Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình |
Đại học Vinh |
Chính trị, luật |
UBND xã Phìn Hồ |
Kinh tế |
01/07/2012 |
6 |
Phạm Ngọc Lập |
20/01/1987 |
|
Kinh |
Phường Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, Lai Châu |
Hải Phòng |
Tin học |
UBND xã Nậm Tăm |
Kinh tế |
01/07/2012 |
7 |
Hầu A Lùng |
09/10/1986 |
|
H'Mông |
Nùng Nàng, Tam Đường, Lai Châu |
Tây Bắc |
Sư phạm Sinh - Hóa |
UBND xã Hồng Thu |
Kinh tế |
01/07/2012 |
8 |
Lê Đình Toản |
03/01/1988 |
|
Kinh |
Thiệu Toán, Thiệu Hóa, Thanh Hóa |
Khoa học, Xã hội và Nhân văn |
Triết học |
UBND xã Nậm Cuổi |
Kinh tế |
01/07/2012 |
9 |
Vừ A Mùa |
07/5/1987 |
|
H'Mông |
Pú Nhung, Tuần Giáo, Điện Biên |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Tả Phìn |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
10 |
Phan Văn Hùng |
04/3/1987 |
|
Kinh |
Thanh Phong, Thanh Trương, Nghệ An |
Đại học Vinh |
Nông học |
UBND xã Tủa Sín Chải |
Kinh tế |
01/07/2012 |
11 |
Hà Văn Nhất |
08/02/1987 |
|
Thái |
Thiên Phủ, Quan Hóa, Thanh Hóa |
Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Chăn Nưa |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
12 |
Nông Văn Phòng |
24/02/1984 |
|
Tày |
Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Nậm Mạ |
Kinh tế |
01/07/2012 |
13 |
Quàng Văn Khuận |
24/11/1988 |
|
Thái |
Mường Đăng, Mường Ảng, Điện Biên |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Nậm Hăn |
Kinh tế |
01/07/2012 |
14 |
Nguyễn Mậu Chính |
18/8/1987 |
|
Kinh |
Cao Thịnh, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Ma Quai |
Kinh tế |
01/07/2012 |
15 |
Lường Thị Thanh Nga |
|
04/11/1989 |
Thái |
Lê Lợi, Sìn Hồ, Lai Châu |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Phăng Sô Lin |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
16 |
Giàng A Kỷ |
12/6/1987 |
|
H'Mông |
Xã Nậm Loỏng, Thị xã Lai Châu, Lai Châu |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Làng Mô |
Văn hóa-Xã hội |
12/2012 |
17 |
Nguyễn Thị Hằng |
|
08/02/1986 |
Kinh |
Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An |
Đại học Vinh |
Nông học |
UBND xã Lùng Thàng |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
18 |
Lò Văn Vượng |
24/12/1989 |
|
Thái |
Mường Mít, Than Uyên, Lai Châu |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Pa Khóa |
Kinh tế |
12/2012 |
VI |
Huyện Phong Thổ: 04 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tẩn Lao San |
17/4/1986 |
|
Dao |
Sì Lở Lầu, Phong Thổ, Lai Châu |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Hoang Thèn |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Mông Thế Dũng |
26/12/1986 |
|
Tày |
Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội |
SP Sinh - Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Khổng Lao |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
3 |
Bùi Quang Lịch |
20/3/1983 |
|
Kinh |
Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình |
Thủy lợi |
Cơ khí |
UBND xã Mường So |
Kinh tế |
01/07/2012 |
4 |
Phạm Thị Nương |
|
04/3/1987 |
Kinh |
Khánh Hải, Yên Khánh, Ninh Bình |
Công nghiệp Hà Nội |
Kế toán |
UBND xã Lản Nhì Thàng |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
|
TỈNH ĐIỆN BIÊN: 32 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Điện Biên Đông: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bạc Cầm Nga |
10/8/1987 |
|
Thái |
Mường É, Thuận Châu, Sơn La |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Na Son |
Kinh tế Tài chính |
01/07/2012 |
2 |
Hạ A Chư |
08/6/1986 |
|
Mông |
Phì Nhừ, Điện Biên Đông, Điện Biên |
Tây Bắc |
Sư phạm Sinh - Hóa |
UBND xã Nong U |
Kinh tế Tài chính |
01/07/2012 |
3 |
Lò Văn Định |
01/02/1989 |
|
Thái |
Noong Hẹt, Điện Biên, Điện Biên |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Mường Luân |
Kinh tế |
01/07/2012 |
4 |
Lê Văn Tuấn |
01/4/1985 |
|
Kinh |
Hoằng Giang, Hoàng Hóa, Thanh Hóa |
Học viện Hành chính Quốc gia |
Hành chính học |
UBND xã Phình Giàng |
Kinh tế Tài chính |
01/07/2012 |
5 |
Nguyễn Thanh Phong |
20/11/1985 |
|
Kinh |
Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam |
Lâm nghiệp |
Kinh tế Lâm nghiệp |
UBND xã Tìa Dình |
Kinh tế Tài chính |
01/07/2012 |
6 |
Bạch Thị Yến Ly |
|
22/3/1987 |
Mường |
Mường Toong - Mường Nhé - Điện Biên |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
Chính trị học |
UBND xã Hàng Lìa |
Kinh tế |
22/02/2013 |
7 |
Lò Thị Niên |
|
20/5/1989 |
Thái |
Sam Mứn - Điện Biên - Điện Biên |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Pú Hồng |
Kinh tế |
22/02/2013 |
II |
Huyện Mường Ảng: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lò Văn Quân |
02/6/1988 |
|
Thái |
Ảng Cang, Mường Ảng, Điện Biên |
Tây Bắc |
Sư phạm Lịch sử |
UBND xã Ngối Cáy |
Văn hóa-Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Lò Văn Sơn |
22/3/1987 |
|
Thái |
Noong Hẹt, Điện Biên, Điện Biên |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Nặm Lịch |
Nông - Lâm nghiệp |
01/07/2012 |
3 |
Lù Văn Quân |
21/9/1988 |
|
Thái |
Ảng Cang, Mường Ảng, Điện Biên |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Xuân Lao |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
4 |
Tòng Văn Siến |
06/11/1987 |
|
Thái |
Mường Lạn, Mường Ảng, Điện Biên |
Kinh tế Quốc dân |
Quản trị nhân lực |
UBND xã Mường Lạn |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
5 |
Lò Thị Chi |
|
12/02/1988 |
Thái |
Búng Lao, Mường Ảng, Điện Biên |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Búng Lao |
Kinh tế |
01/07/2012 |
6 |
Lường Thị Thanh |
|
09/11/1983 |
Thái |
Ảng Cang, Mường Ảng, Điện Biên |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Ẳng Tờ |
Kinh tế Tài chính |
01/07/2012 |
7 |
Lò Văn Tận |
08/5/1987 |
|
Thái |
Mường Đăng, Mường Ảng, Điện Biên |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Mường Đăng |
Văn hóa - Xã hội và Nông - Lâm nghiệp |
01/07/2012 |
III |
Huyện Mường Nhé: 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Giàng A Sử |
15/6/1983 |
|
H'Mông |
Si pa phìn, Mường Chà, Điện Biên |
Kinh tế Quốc dân |
Kinh tế |
UBND xã Quảng Lâm |
Kinh tế |
01/07/2012 |
2 |
Bùi Thị Hải |
|
30/3/1982 |
Mường |
Kim Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình |
Nông nghiệp Hà Nội |
Nông học |
UBND xã Pa Tần |
Kinh tế nông lâm nghiệp |
01/07/2012 |
3 |
Phạm Tuấn Anh |
02/6/1982 |
|
Kinh |
Thanh An, Điện Biên, Điện Biên |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khoa học Môi trường |
UBND xã Chung Chải |
Nông - Lâm nghiệp |
01/07/2012 |
4 |
Chang A Khày |
12/4/1988 |
|
H'Mông |
Tả Sìn Thàng, Tủa Chùa, Điện Biên |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Leng Su Sìn |
Kinh tế |
01/07/2012 |
5 |
Lò Văn Lún |
25/6/1984 |
|
Thái |
Búng Lao, Mường Ảng, Điện Biên |
Thái Nguyên |
Công nghệ Thông tin |
UBND xã Nà Hỳ |
Kinh tế |
01/07/2012 |
6 |
Nguyễn Văn Quân |
25/10/1984 |
|
Kinh |
Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội |
Sư phạm Hà Nội |
Sư phạm Lịch sử |
UBND xã Sín Thầu |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
7 |
Lê Mạnh Hùng |
10/10/1988 |
|
Kinh |
Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội |
Lâm nghiệp |
Quản lý đất đai |
UBND xã Na Cô Sa |
Kinh tế |
01/07/2012 |
8 |
Lò Văn Chuyên |
01/9/1983 |
|
Thái |
Nà Hỳ - Mường Nhé - Điện Biên |
Ngoại ngữ Hà Nội |
Tiếng Trung |
UBND xã Nà Hỳ |
Kinh tế |
20/01/2013 |
9 |
Lù Văn Tuấn |
17/4/1990 |
|
Thái |
Nà Nhạn - Điện Biên - Điện Biên |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Pá Mì |
Kinh tế |
18/01/2013 |
IV |
Huyện Tủa Chùa: 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Chang A Dì |
17/2/1985 |
|
H'Mông |
Tả Phìn, Tủa Chùa, Điện Biên |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa dân tộc thiểu số VN |
UBND xã Tả Phìn |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
2 |
Nông Văn Thanh |
25/2/1987 |
|
Tày |
Phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên, Điện Biên |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Tả Sìn Thàng |
Kinh tế |
01/07/2012 |
3 |
Quàng Văn Hùng |
25/2/1985 |
|
Kháng |
Xá Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên |
Tây Bắc |
Giáo dục Chính trị |
UBND xã Xá Nhè |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
4 |
Đinh Việt Khoa |
12/10/1982 |
|
Kinh |
Phường Tân Phong, thị xã Lai Châu, Lai Châu |
Giao thông vận tải |
Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc |
UBND xã Trung Thu |
Kinh tế nông lâm nghiệp |
01/07/2012 |
5 |
Hà Minh Hiền |
22/02/1987 |
|
Kinh |
Thị trấn Tủa Chùa, Tủa Chùa, Điện Biên |
Viện Đại học Mở Hà Nội |
Tin học Quản lý |
UBND xã Sín Chải |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
6 |
Điêu Chính Khởi |
10/9/1981 |
|
Thái |
Mường Báng, Tủa Chùa, Điện Biên |
Công nghệ thông tin TP. HCM |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Huổi Só |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
7 |
Hoàng Thị Bích |
|
09/12/1983 |
Kinh |
Quái Tở, Tuần Châu, Điện Biên |
Viện Đại học Mở Hà Nội |
Tiếng Anh |
UBND xã Mường Đun |
Văn hóa - Xã hội |
01/07/2012 |
8 |
Lò Tùng Lâm |
10/3/1988 |
|
Thái |
Thanh Luông - Điện Biên - Điện Biên |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Tủa Thàng |
Nông - Lâm nghiệp |
15/02/2013 |
9 |
Giàng A Vảng |
03/02/1987 |
|
Mông |
Sính Phình - Tủa Chùa - Điện Biên |
Tây Bắc |
Giáo dục Chính trị |
UBND xã Lao Xả Phình |
Nông - Lâm nghiệp |
15/02/2013 |
|
TỈNH SƠN LA: 49 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Sốp Cộp: 03 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đinh Văn Bằng |
19/8/1984 |
|
Mường |
Suối Giăng I, Quy Hương, Mộc Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Sốp Cộp |
Kinh tế |
20/8/2012 |
2 |
Cà Văn Thảo |
8/1/1985 |
|
Thái |
Mường Lạn, Sốp Cộp, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Sam Kha |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
3 |
Cầm Văn Vinh |
10/4/1989 |
|
Thái |
Chiềng Dong, Mai Sơn, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Dồm Cang |
Kinh tế |
20/8/2012 |
II |
Huyện Bắc Yên: 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nguyễn Thị Thu |
|
1/10/1987 |
Kinh |
Kim Bí, Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội |
Đại học Tây Bắc |
Văn - Giáo dục công dân |
UBND xã Làng Chếu |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
2 |
Quàng Văn Chíp |
25/5/1983 |
|
Thái |
Mường É, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm Văn - Tiếng Việt |
UBND xã Mường Khoa |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
3 |
Hà Văn Tâm |
4/3/1983 |
|
Dao |
Song Pe, Bắc Yên, Sơn La |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Háng Đồng |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
4 |
Hà Nguyên Nam |
18/01/1988 |
|
Kinh |
Cát Động, Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội |
Đại học Nha Trang |
Kỹ thuật Tàu thủy |
UBND xã Hang Chú |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
5 |
Nguyễn Văn Khoa |
7/8/1983 |
|
Thái |
Bản Puôi II, Huy Tân, Phù Yên, Sơn La |
Nông nghiệp Hà Nội |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Chiềng Sại |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
6 |
Nguyễn Khắc Hùng |
25/02/1983 |
|
Kinh |
Kim Bí, Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội |
Đại học Công đoàn |
Xã hội học |
UBND xã Xím Vàng |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
7 |
Hà Thị Nhuận |
|
16/11/1986 |
Thái |
Muống Thương, Huy Trường, Phù Yên, Sơn La |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Hồng Ngài |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
8 |
Nguyễn Ngọc Quỳnh |
27/8/1982 |
|
Kinh |
Khối 2, Thị trấn Phù Yên, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Thái Nguyên |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Phiêng Ban |
Kinh tế-Nông lâm nghiệp |
20/8/2012 |
9 |
Mai Nam Châm |
15/12/1984 |
|
Kinh |
Đội 5, Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định |
Đại học Nha Trang |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Hua Ngàn |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
10 |
Đinh Thế Anh |
10/7/1985 |
|
Mường |
Tạ Khoa, Bắc Yên, Sơn La |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
Quản lý nhân lực |
UBND xã Tà Xùa |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
11 |
Đinh Văn Đức |
3/4/1987 |
|
Mường |
TT Phù Yên, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Song Pe |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
12 |
Quàng Văn Thăng |
25/6/1989 |
|
Thái |
Chiềng Cang, Sông Mã, Sơn La |
Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
Khuyến nông |
UBND xã Phiêng Côn |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
13 |
Hà Thị Quyên |
|
9/3/1987 |
Thái |
Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Tạ Khoa |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
14 |
Tòng Văn Châm |
25/01/1985 |
|
Thái |
Sốp Cộp, Sốp Cộp, Sơn La |
Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Chim Vàn |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
III |
Huyện Phù Yên: 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đinh Huy Hợi |
6/8/1984 |
|
Mường |
Khu Vường 1, Lai Đồng, Tân Sơn, Phú Thọ |
Đại học Thủy lợi |
Kỹ thuật tài nguyên nước |
UBND xã Mường Bang |
Kinh tế |
20/8/2012 |
2 |
Lò Văn Dược |
11/11/1985 |
|
Thái |
Mường É, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm tin học |
UBND xã Huy Thượng |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
3 |
Vì Văn Anh |
13/5/1988 |
|
Thái |
Bản Áng, Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm sinh học |
UBND xã Suối Tọ |
Kinh tế |
20/8/2012 |
4 |
Bùi Văn Thương |
22/3/1988 |
|
Mường |
Xóm Đúp, Tú Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình |
Đại học Lâm nghiệp |
Khoa học môi trường |
UBND xã Nam Phong |
Kinh tế |
20/8/2012 |
5 |
Đinh Văn Tư |
9/9/1986 |
|
Mường |
Bản Cóc, Tường Hạ, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Thái Nguyên |
Công nghệ sinh học |
UBND xã Tân Phong |
Kinh tế |
20/8/2012 |
6 |
Hà Thị Hứa |
|
20/02/1986 |
Mường |
Huy Hạ, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Mường Thải |
Kinh tế |
20/8/2012 |
7 |
Hoàng Văn Thiệp |
15/6/1985 |
|
Thái |
Bản Nhọt 1, Gia Phù, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Mường Do |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
8 |
Nguyễn Hạnh Anh |
14/01/1984 |
|
Thái |
Khối 12, Thị trấn Phù Yên, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Tường Phong |
Kinh tế |
20/8/2012 |
9 |
Đinh Văn Tuấn |
10/10/1984 |
|
Mường |
Bản Cóc 3, Tường Hạ, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Mường Lang |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
10 |
Lò Văn Cường |
16/12/1986 |
|
Thái |
Phố Tân Lập, Gia Phù, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Tường Tiến |
Kinh tế |
20/8/2012 |
11 |
Hà Trung Đại |
21/3/1985 |
|
Thái |
Bản Tát Ban, Chiềng Mai, Mai Sơn, Sơn La |
Khoa học Xã hội và Nhân văn |
Tâm lý học |
UBND xã Huy Tân |
Kinh tế |
20/8/2012 |
12 |
Bùi Thị Kim Phượng |
|
19/8/1986 |
Mường |
Tân Bình, Kim Bình, Kim Bôi, Hòa Bình |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Bắc Phong |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
13 |
Lò Văn Bun |
19/6/1984 |
|
Thái |
Chiềng Chung, Mai Sơn, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm địa lý |
UBND xã Tường Hạ |
Kinh tế |
20/8/2012 |
14 |
Vì Văn Hân |
8/12/1983 |
|
Thái |
Bản Áng, Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La |
Đại học Công nghệ thông tin TP. HCM |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Huy Tường |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
15 |
Phàng A Vảng |
15/9/1984 |
|
Mông |
Suối Vạch, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Suối Bau |
Kinh tế |
20/8/2012 |
16 |
Lò Văn Thận |
23/7/1982 |
|
Thái |
Bản Xa, Sập Xa, Phù Yên, Sơn La |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Đá Đỏ |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
17 |
Đinh Văn Lim |
16/6/1985 |
|
Mường |
Cửa Sập, Đá Đỏ, Phù Yên, Sơn La |
Đại học Nông lâm Thái Nguyên |
Khoa học môi trường |
UBND xã Sập Xa |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
IV |
Huyện Quỳnh Nhai: 06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Điêu Quỳnh Nga |
|
23/9/1988 |
Thái |
Mường Giàng, Quỳnh Nhai, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm sinh học |
UBND xã Chiềng Ơn |
Kinh tế |
20/8/2012 |
2 |
Vàng A Dế |
2/12/1983 |
|
Mông |
Co Nhừ, Long Hẹ, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Pá Ma Pha Khinh |
Văn hóa-Xã hội |
20/8/2012 |
3 |
Lường Văn Cường |
26/11/1982 |
|
Thái |
Nà Thái, Phổng Lăng, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Giáo dục tiểu học |
UBND xã Cà Nàng |
Kinh tế |
20/8/2012 |
4 |
Điêu Chính Kiểm |
29/7/1986 |
|
Thái |
Phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Mường Chiên |
Kinh tế |
20/8/2012 |
5 |
Lê Thị Hương |
|
12/4/1984 |
Kinh |
Xóm Nhì, Trung Thành, Vụ Bản, Nam Định |
Đại học Nha Trang |
Bệnh học thủy sản |
UBND xã Nậm Ét |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
6 |
Lù Văn Xương |
10/10/1983 |
|
Thái |
Trai Chanh, Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm ngữ văn |
UBND xã Mường Sại |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
20/8/2012 |
V |
Huyện Mường La: 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lò Văn Suấn |
6/10/1987 |
|
Thái |
Nang Phai, Mường Bú, Mường La, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Hua Trai |
Văn hóa-Xã hội |
20/8/2012 |
2 |
Ly A Cho |
14/11/1985 |
|
Mông |
Bó Cốp, Mường Bú, Mường La, Sơn La |
Đại học Văn hóa Hà Nội |
Quản lý văn hóa |
UBND xã Chiềng Công |
Kinh tế |
20/8/2012 |
3 |
Lù Văn Họa |
26/9/1981 |
|
Thái |
Lạn Bóng, Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm ngữ văn |
UBND xã Nậm Păm |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
4 |
Quàng Văn Quyết |
14/9/1987 |
|
Thái |
Bản Mười, Bó Mười, Thuận Châu, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Chiềng San |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
5 |
Quàng Văn Chaư |
10/1/1986 |
|
Thái |
Hin Cáp, Mường Và, Sốp Cộp, Sơn La |
Đại học Văn hóa Hà Nội |
Quản lý văn hóa |
UBND xã Tạ Bú |
Kinh tế |
20/8/2012 |
6 |
Lương Thị Huyền |
|
24/10/1984 |
Kinh |
Tôn Lộc - Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng |
Sư phạm Hà Nội |
Việt Nam học |
UBND xã Mường Trai |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
7 |
Vàng A Páo |
8/10/1983 |
|
Mông |
Pá Sóng, Chiềng Lao, Mường La, Sơn La |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Nậm Giôn |
Văn hóa - Xã hội |
20/8/2012 |
8 |
Hoàng Quốc việt |
17/01/1989 |
|
Kinh |
Quyết Tâm, TP. Sơn La, Sơn La |
Đại học Tây Bắc |
Sư phạm Toán - Lý |
UBND xã Chiềng Muôn |
Văn hóa-Xã hội |
20/8/2012 |
9 |
Đoàn Vũ Toàn |
22/02/1988 |
|
Tày |
Rã Bản, Chợ Đồn, Bắc Kạn |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Chiềng Ân |
Kinh tế |
20/8/2012 |
|
TỈNH CAO BẰNG: 44 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Bảo Lâm: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Triệu Thị Múi |
|
10/04/1988 |
Dao |
Đồng Hỷ - Thái Nguyên |
Khoa học Thái Nguyên |
Khoa học Quản lý |
UBND xã Vĩnh Quang |
Kinh tế |
01/3/2012 |
2 |
Trần Thị Hương |
|
04/01/1988 |
Tày |
Chí Viễn - Trùng Khánh - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Ngữ văn |
UBND xã Nam Quang |
Kinh tế |
01/3/2012 |
3 |
Lê Hữu Phước |
14/05/1983 |
|
Tày |
TT Nước Hai - Hòa An - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Thái Học |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
4 |
Hà Văn Quảng |
19/11/1984 |
|
Tày |
Ngọc Khê - Trùng Khánh - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Giáo dục công dân |
UBND xã Yên Thổ |
Kinh tế |
01/03/2012 |
5 |
Nông Nguyễn Duy |
21/12/1986 |
|
Tày |
Nam Tuấn - Hòa An - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Địa lý |
UBND xã Mông Ân |
Kinh tế |
01/3/2012 |
6 |
Hoàng Duy |
27/09/1986 |
|
Tày |
Dân Chủ - Hòa An - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Ngữ văn |
UBND xã Nam Cao |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
7 |
Đoàn Hồng Nam |
11/11/1984 |
|
Tày |
TT Nước Hai - Hòa An - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm lịch sử |
UBND xã Tân Việt |
Kinh tế |
01/3/2012 |
8 |
Nguyễn Tiến Linh |
15/02/1988 |
|
Kinh |
Xuân Hòa - Bảo Yên - Lào Cai |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN và MT |
UBND xã Thái Sơn |
Kinh tế |
01/3/2012 |
9 |
Phùng Kế Phúc |
21/05/1983 |
|
Nùng |
Lý Quốc - Hạ Lang - Cao Bằng |
Công nghệ Thông tin |
CNTT |
UBND xã Vĩnh Phong |
Kinh tế |
01/3/2012 |
10 |
Phương Đình Duy |
05/03/1986 |
|
Tày |
Đào Ngạn - Hà Quảng - Cao Bằng |
Nông nghiệp Hà Nội |
Phát triển nông thôn và Khuyến nông |
UBND Thị trấn Pác Miầu |
Nông lâm nghiệp |
01/3/2012 |
II |
Huyện Bảo Lạc: 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nguyễn Trương Phương |
18/01/1981 |
|
Tày |
Đề Thám, TX Cao Bằng, Cao Bằng |
ĐH Sư phạm Thái Nguyên |
Tiếng Anh |
UBND xã Phan Thanh |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
2 |
Hoa Văn Huấn |
19/06/1983 |
|
Tày |
Thượng Hà - Bảo Lạc - Cao Bằng |
Khoa học xã hội và Nhân văn |
Lịch sử |
UBND xã Hưng Đạo |
Kinh tế |
01/3/2012 |
3 |
Nguyễn Trung Hiếu |
16/12/1988 |
|
Kinh |
Chiềng Khương - Sông Mã - Sơn La |
Văn hóa |
Văn hóa Dân tộc thiểu số |
UBND Kim Cúc |
Kinh tế |
01/3/2012 |
4 |
Nguyễn Ích Trực |
01/07/1988 |
|
Tày |
Hưng Đạo - Hòa An - Cao Bằng |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Hưng Thịnh |
Kinh tế |
01/3/2012 |
5 |
Hoàng Văn Dũng |
26/11/1986 |
|
Tày |
Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Huy Giáp |
Kinh tế |
01/3/2012 |
6 |
Lê Ngọc Kính |
03/01/1987 |
|
Kinh |
Yên Phú - Ý Yên - Nam Định |
Công nghệ Thông tin |
CNTT |
UBND xã Hồng An |
Kinh tế |
01/3/2012 |
7 |
Ma Văn Chương |
05/12/1981 |
|
Tày |
Sơn Lộ - Bảo Lạc - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội |
Công tác xã hội |
UBND xã Sơn Lộ |
Kinh tế |
01/3/2012 |
8 |
Nông Thúy Liễu |
|
23/11/1988 |
Tày |
Ngọc Khê - Trùng Khánh - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Bảo Toàn |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
9 |
Đàm Văn Chuẩn |
21/03/1984 |
|
Nùng |
Thị trấn Bảo Lạc - Bảo Lạc Cao Bằng |
Công nghệ Thông tin |
Công nghệ Thông tin |
UBND xã Hồng Trị |
Kinh tế |
01/3/2012 |
10 |
Bế Văn Cừ |
06/01/1985 |
|
Tày |
Đào Ngạn - Hà Quảng - Cao Bằng |
Mở Hà Nội |
Kế toán |
UBND xã Đình Phùng |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
11 |
Đặng Anh Dũng |
26/07/1988 |
|
Kinh |
P. Hợp Giang - Thị xã Cao Bằng - Cao Bằng |
Khoa học Thái Nguyên |
Hóa học |
UBND xã Sơn Lập |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
III |
Huyện Hà Quảng: 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Phương Văn Tuân |
14/10/1984 |
30/10/1985 |
Tày |
Vĩnh Quang - Thị xã Cao Bằng - Cao Bằng |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp |
UBND xã Vần Dính |
Kinh tế |
01/3/2012 |
2 |
Hà Thị Mai |
|
23/01/1988 |
Nùng |
P. Tân Giang - Thị xã Cao Bằng - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Tâm lý giáo dục |
UBND xã Hồng Sỹ |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
3 |
Vi Thị Xuân Hồng |
|
10/08/1989 |
Nùng |
Bình Long - Hòa An - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Sỹ Hai |
Nông- lâm nghiệp |
01/3/2012 |
4 |
Nông Văn Hưng |
25/01/1987 |
|
Tày |
Trưng Vương - Hòa An - Cao Bằng |
Công Đoàn |
Xã hội học |
UBND xã Mã Ba |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
5 |
Chu Phương Huân |
07/03/1989 |
|
Tày |
Hưng Đạo - Thị xã Cao Bằng - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Hạ Thôn |
Kinh tế |
01/3/2012 |
6 |
Đặng Trung Kiên |
20/09/1987 |
|
Tày |
TT Xuân Hòa - Hà Quảng - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Thể dục Thể thao |
UBND xã Thượng Thôn |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
7 |
Đặng Việt Hưng |
01/07/1985 |
|
Tày |
Bế Chiểu - Hòa An - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Lịch sử |
UBND xã Quý Quân |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
8 |
Sầm Văn Huy |
05/04/1989 |
|
Nùng |
TT Xuân Hòa - Hà Quảng - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm Địa lý |
UBND xã Phù Ngọc |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
9 |
Bế Thị Huệ |
|
10/05/1983 |
Tày |
TT Xuân Hòa - Hà Quảng - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Đào Ngạn |
Văn hóa-Xã hội |
01/3/2012 |
IV |
Huyện Hạ Lang: 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nguyễn Hồng Nụ |
|
30/01/1987 |
Tày |
Chí Viễn - Trùng Khánh - Cao Bằng |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND Thị trấn Thanh Nhật |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
2 |
Nông Thị Bích Huyền |
|
12/10/1987 |
Tày |
Chí Viễn - Trùng Khánh - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Sư phạm Ngữ văn |
UBND xã Đức Quang |
Văn hóa-Xã hội |
01/3/2012 |
3 |
Vũ Đức Nhâm |
20/10/1985 |
|
Kinh |
Hòa Nam - Ứng Hòa - Hà Nội |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế Nông nghiệp |
UBND xã Kim Loan |
Kinh tế |
01/3/2012 |
4 |
Ngô Bá Doanh |
05/04/1986 |
|
Kinh |
Yên Hưng - Quảng Ninh |
Công đoàn |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Thắng Lợi |
Kinh tế |
01/3/2012 |
5 |
Chu Văn Vinh |
16/12/1985 |
|
Tày |
Vinh Quý - Hạ Lang - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Giáo dục công dân |
UBND xã Vinh Quý |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
6 |
Đinh Thị Tuyết |
|
30/09/1984 |
Tày |
Ngọc Xuân - Thị xã Cao Bằng - Cao Bằng |
Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên |
Điện - Tự động hóa XNCN |
UBND xã An Lạc |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
V |
Huyện Thông Nông: 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bùi Thị Hồng |
|
10/05/1987 |
Kinh |
Đa Thông - Thông Nông - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Đa Thông |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
2 |
Lâm Thị Loan |
|
03/08/1984 |
Nùng |
TT Thông Nông - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Giáo dục công dân |
UBND Thị trấn Thông Nông |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
3 |
Lê Thị Thu Hường |
|
07/10/1985 |
Tày |
Hồng Quang - Hưng Đạo - TX Cao Bằng - Cao Bằng |
Sư phạm Thái Nguyên |
Ngữ văn |
UBND xã Yên Sơn |
Kinh tế |
01/3/2012 |
4 |
Hoàng Minh Đức |
14/09/1988 |
|
Nùng |
Lương Thông - Thông Nông - Cao Bằng |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khuyến nông |
UBND xã Lương Thông |
Kinh tế |
01/3/2012 |
5 |
Triệu Văn Diển |
07/08/1985 |
|
Dao đỏ |
Khinh Thượng - Bình Lãng Thông Nông - Cao Bằng |
Thái Nguyên - ĐH Nông lâm |
Khuyến nông |
UBND xã Bình Lãng |
Kinh tế |
01/3/2012 |
6 |
Nông Thị Mơ |
|
25/09/1985 |
Tày |
Bản Ái - Cần Yên - Thông Nông, Cao Bằng |
Thái Nguyên - ĐH Sư phạm |
Tiếng Trung Quốc |
UBND xã Ngọc Động |
Văn hóa - Xã hội |
01/3/2012 |
7 |
Nguyễn Thu Trang |
|
28/06/1987 |
Nùng |
Xóm Tân An 4 - Hòa Trung - Thị xã Cao Bằng |
Học viện Báo chí tuyên truyền |
Chính trị học - CN Giáo dục chính trị |
UBND xã Lương Can |
Kinh tế |
01/3/2012 |
8 |
Đỗ Thế Giáp |
26/06/1984 |
|
Tày |
Bản Viếng - TT Thông Nông - Cao Bằng |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Giáo dục công dân |
UBND xã Thanh Long |
Kinh tế |
01/3/2012 |
|
TỈNH HÀ GIANG: 67 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Đồng Văn: 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cháng Văn Minh |
11/10/1987 |
|
Dao |
Cao Bồ, Vị Xuyên, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Sảng Tủng |
Văn hóa xã hội - QP - AN |
25/5/2012 |
2 |
Lục Văn Biên |
07/12/1988 |
|
Nùng |
Hộ Đáp, Lục Ngạn, Bắc Giang |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Lũng Phìn |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
3 |
Dương Minh Hải |
25/8/1988 |
|
Dao |
Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Tả Lủng |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
4 |
Phùng Đình Kiên |
17/9/1989 |
|
Dao |
Thiện Kế, Sơn Dương, Tuyên Quang |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Hố Quáng Phìn |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
5 |
Nguyễn Mạnh Hà |
21/11/1986 |
|
Kinh |
Thị trấn Vị Xuyên, Vị Xuyên, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Lũng Thầu |
Kinh tế |
25/5/2012 |
6 |
Giàng Mí Mua |
20/4/1985 |
|
Mông |
Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Tả Phìn |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
7 |
Lục Thị Thu Nhâm |
|
18/8/1987 |
Nùng |
Ngọc Linh, Vị Xuyên, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Làm học |
UBND xã Sính Lủng |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
8 |
Đặng Quốc Khánh |
01/01/1985 |
|
Tày |
Trung Thành, Vị Xuyên, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Vần Chải |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
9 |
Hoàng Hữu Tiệp |
07/10/1988 |
|
Tày |
Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Giáo dục công dân |
UBND xã Thài Phìn Tùng |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
II |
Huyện Mèo Vạc: 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Hoàng Thị Hiên |
|
26/10/1988 |
Tày |
Ngọc Đường, TP. Hà Giang, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Pả Vi |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
11 |
Lý Văn Đông |
24/10/1983 |
|
Dao |
Thái Sơn, Hàm Yên, Tuyên Quang |
Lâm nghiệp |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Pải Lùng |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
12 |
Trần Thị Hương |
|
07/10/1989 |
Kinh |
Thị trấn Mèo Vạc, Mèo Vạc, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Giàng Chu Phìn |
Kinh tế xã hội |
25/5/2012 |
13 |
Nguyễn Văn Hợp |
20/02/1988 |
|
Tày |
Yên Định, Bắc Mê, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khoa học Môi trường |
UBND xã Lũng Pù |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
14 |
Nguyễn Văn Thạch |
01/8/1986 |
|
Giáy |
Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Tả Lủng |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
15 |
Vàng Thị Mai |
|
18/12/1989 |
Mông |
Thị trấn Mèo Vạc, Mèo Vạc, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Sủng Trà |
Kinh tế xã hội |
25/5/2012 |
16 |
Nông Văn Sường |
08/01/1986 |
|
Tày |
Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Quản lý đất đai |
UBND xã Sủng Máng |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
17 |
Phan Hồng Hạnh |
|
19/07/1990 |
Kinh |
Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Lũng Chinh |
Kinh tế xã hội |
25/5/2012 |
18 |
Hoàng Văn Huân |
21/11/1989 |
|
Tày |
Tri Phương, Tràng Định, Lạng Sơn |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Tát Ngà |
Kinh tế xã hội |
25/5/2012 |
19 |
Vừ Mai Thu |
|
10/11/1989 |
Mông |
Thị trấn Mèo Vạc, Mèo Vạc, Hà Giang |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa dân tộc thiểu số |
UBND xã Nậm Ban |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
20 |
Vi Thị Hiệu |
|
08/9/1987 |
Mông |
Niêm Tòng, Mèo Vạc, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Niêm Sơn |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
21 |
Sùng Mí Sò |
15/3/1986 |
|
Mông |
Niêm Tòng, Mèo Vạc, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Niêm Tòng |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
III |
Huyện Yên Minh: 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Nguyễn Tiến Duy |
24/4/1982 |
|
Mường |
Đường Thượng, Yên Minh, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Kinh tế lâm nghiệp |
UBND xã Đường Thượng |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
23 |
Trịnh Thị Như |
|
27/6/1987 |
Kinh |
Chi Thiết, Sơn Dương, Tuyên Quang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Đông Minh |
Kinh tế - Nông Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
24 |
Nguyễn Trọng Văn |
16/12/1987 |
|
Tày |
Yên Định, Bắc Mê, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khoa học Môi trường |
UBND xã Du Tiến |
Kinh tế - Nông Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
25 |
Triệu Quý Hùng |
29/12/1986 |
|
Dao |
Minh Khương, Hàm Yên, Tuyên Quang |
Kinh tế Đà Nẵng |
Kế toán |
UBND xã Na Khê |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
26 |
Nguyễn Văn Huân |
01/09/1989 |
|
Tày |
Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khoa học Môi trường |
UBND xã Ngam La |
Kinh tế - Nông Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
27 |
Lục Thị Hiện |
|
12/10/1984 |
Giáy |
Thị trấn Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang |
Nông nghiệp Hà Nội |
Thú y |
UBND xã Sủng Tráng |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
28 |
Hoàng Kim Phú |
28/8/1984 |
|
Tày |
Phường Minh Khai, TP. Hà Giang, Hà Giang |
Học viện Tài chính |
Kế toán Doanh nghiệp |
UBND xã Lao Và Chải |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
29 |
Vũ Thị Lan Thêm |
|
25/10/1983 |
Kinh |
Phương Độ, TP. Hà Giang, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Hữu Vinh |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
30 |
Hoàng Thế Đông |
25/5/1987 |
|
Tày |
Vĩnh Phúc, Bắc Quang, Hà Giang |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Mậu Duệ |
Văn hóa xã hội |
25/5/2012 |
IV. |
Huyện Quản Bạ: 06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
Vương Đình Ba |
05/05/1988 |
|
Mông |
Đông Hà, Quản Bạ, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Quản Bạ |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
32 |
Phạm Mười Duy |
04/11/1989 |
|
Kinh |
Phường Trần Phú, TP Hà Giang, Hà Giang |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Thanh Vân |
Văn hóa - xã hội |
25/5/2012 |
33 |
Nguyễn Trung Hiếu |
30/7/1988 |
|
Kinh |
Phường Ngọc Hà, TP. Hà Giang, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Nông học |
UBND xã Lùng Tám |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
34 |
Sằm Văn Dũng |
25/8/1985 |
|
Tày |
Linh Hồ, Vị Xuyên, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Lâm nghiệp |
UBND xã Cán Tỷ |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
35 |
Vi Chính Trương |
19/10/1986 |
|
Bố Y |
Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà Giang |
Học viện Bưu chính - Viễn thông |
Điện tử viễn thông |
UBND xã Đông Hà |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
36 |
Đinh Thị Toán |
|
14/3/1984 |
Kinh |
Thị trấn Vị Xuyên, Vị Xuyên, Hà Giang |
Công nghệ Thông tin TP. HCM |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Thái An |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
V. |
Huyện Hoàng Su Phì: 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
37 |
Ma Công An |
26/01/1985 |
|
Tày |
Minh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Quản lý đất đai |
UBND xã Thông Nguyên |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
38 |
Mai Tường Duẩn |
10/8/1986 |
|
Tày |
Bằng Hành, Bắc Quang, Hà Giang |
Sư phạm Hà Nội |
Công tác xã hội |
UBND xã Chiến Phố |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
39 |
Hoàng Văn Cương |
21/10/1980 |
|
Tày |
Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang |
Nông nghiệp I Hà Nội |
Quản lý đất đai |
UBND xã Đản Ván |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
40 |
Phạm Thị Luyến |
|
18/01/1982 |
Kinh |
Tân Thành, Hàm Yên, Tuyên Quang |
Lâm nghiệp |
Kinh tế lâm nghiệp |
UBND xã Nam Sơn |
Văn hóa - xã hội |
25/5/2012 |
41 |
Sằm Thị Nguyện |
|
30/12/1985 |
Tày |
Việt Hồng, Bắc Quang, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã Bản Luốc |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
42 |
Nguyễn Thành Luân |
22/12/1989 |
|
Kinh |
Đồng Yên, Bắc Quang, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Công nghệ sinh học |
UBND xã Ngàm Đăng Vài |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
43 |
Hoàng Đức Hương |
18/12/1984 |
|
Tày |
Thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, Hà Giang |
Kinh tế và Quản trị kinh doanh |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Bản Phùng |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
44 |
Hoàng Hanh |
23/3/1987 |
|
Tày |
Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Giáo dục công dân |
UBND xã Bản Péo |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
45 |
Phạm Văn Hoàn |
28/4/1980 |
|
Kinh |
Thị trấn Vĩnh Tuy, Bắc Quang, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản trị kinh doanh lâm nghiệp |
UBND xã Hồ Thầu |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
46 |
Triệu Minh Hoàng |
20/11/1987 |
|
Tày |
Quang Minh, Bắc Quang, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Bản Nhùng |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
47 |
Nguyễn Ngọc Anh |
18/12/1983 |
|
Kinh |
Lý Nhân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc |
Lao động - Xã hội |
Quản trị nhân lực |
UBND xã Tả Sử Choóng |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
48 |
Triệu Thị Ngợi |
|
22/11/1985 |
Tày |
Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang |
Nông nghiệp Hà Nội |
Quản lý đất đai |
UBND xã Nậm Ty |
Kinh tế-Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
49 |
Lùng Văn Phòng |
15/8/1987 |
|
La Chí |
Nà Khương, Quang Bình, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Nậm Khòa |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
50 |
Ngọc Văn Tuấn |
24/4/1982 |
|
Tày |
Kim Ngọc, Bắc Quang, Hà Giang |
Công đoàn |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Nậm Dịch |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
51 |
Hà Phúc Thực |
18/9/1985 |
|
Tày |
Xín Mần, Xín Mần, Hà Giang |
Sư phạm Hà Nội |
Công tác xã hội |
UBND xã Túng Sán |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
52 |
Hoàng Ngọc Tuyến |
28/02/1981 |
|
Tày |
Vĩnh Phúc, Bắc Quang, Hà Giang |
Nông nghiệp Hà Nội |
Nông học |
UBND xã Pờ Ly Ngài |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
53 |
Nông Thị Bộ |
|
08/8/1989 |
Tày |
Quang Minh, Bắc Quang, Hà Giang |
Hùng Vương |
Trồng trọt |
UBND xã Tân Tiến |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
54 |
Nguyễn Mạnh Duy |
20/02/1987 |
|
Tày |
Quang Minh, Bắc Quang, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Tụ Nhân |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
55 |
Triệu Minh Sơn |
23/7/1986 |
|
Tày |
Quang Minh, Bắc Quang, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Nàng Đôn |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
25/5/2012 |
VI |
Huyện Xín Mần: 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
56 |
Nguyễn Văn Sáu |
26/6/1985 |
|
Tày |
Yên Hà, Quang Bình, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Bản Díu |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
57 |
Tải Minh Cường |
13/9/1988 |
|
Nùng |
Tả Nhìu, Xín Mần, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Thèn Phàng |
Kinh tế (Nông - Lâm nghiệp) |
25/5/2012 |
58 |
Nông Văn Điệp |
17/9/1984 |
|
Tày |
Vĩ Thượng, Quang Bình, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý TN rừng và MT |
UBND xã Nàn Ma |
Kinh tế (Nông - Lâm nghiệp) |
25/5/2012 |
59 |
Hoàng Biên Thùy |
21/3/1983 |
|
Tày |
Tân Trịnh, Quang Bình, Hà Giang |
Nông nghiệp Hà Nội |
Nông học |
UBND xã Bản Ngò |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
60 |
Cáo Seo Đông |
05/10/1986 |
|
Nùng |
Cốc Rế, Xín Mần, Hà Giang |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Thu Tà |
Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
61 |
Vũ Thị Giang |
|
02/9/1986 |
Kinh |
Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên |
Đà Lạt |
Công tác xã hội |
UBND xã Tả Nhìu |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
62 |
Tô Xuân Hưng |
26/9/1981 |
|
Kinh |
Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội |
Nông nghiệp Hà Nội |
Bảo quản Chế biến nông sản |
UBND xã Chế Là |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
63 |
Hoàng Văn Hoàn |
08/10/1986 |
|
Tày |
Thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khuyến nông |
UBND xã Cốc Rế |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
64 |
Hoàng Văn Thuần |
8/8/1981 |
|
Tày |
Yên Bình, Quang Bình, Hà Giang |
Sư phạm Hà Nội |
Công tác xã hội |
UBND xã Nấm Dẩn |
Văn hóa - Xã hội |
25/5/2012 |
65 |
Đào Văn Thái |
10/8/1986 |
|
Kinh |
Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh |
Nông nghiệp Hà Nội |
Thú y |
UBND xã Khuôn Lùng |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
66 |
Vũ Văn Hưng |
18/3/1987 |
|
Kinh |
Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định |
Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH |
Địa lý Môi trường |
UBND xã Trung Thịnh |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
67 |
Lại Thế Giang |
24/7/1981 |
|
Kinh |
Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ |
Sư phạm Hà Nội |
Tin học |
UBND xã Nà Chì |
Kinh tế - Nông - Lâm nghiệp |
25/5/2012 |
|
TỈNH LÀO CAI: 34 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Bắc Hà: 18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Chấu Seo Phừ |
07/01/1986 |
|
Mông |
Bản Phố, Bắc Hà, Lào Cai |
Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Bản Phố |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
6/2012 |
2 |
Giàng Củi Tở |
26/05/1986 |
|
Phù Lá |
Lùng Phình, Bắc Hà, Lào Cai |
Hành chính |
Hành chính |
UBND Xã Lùng Phình |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
6/2012 |
3 |
Lâm Văn Long |
29/7/1987 |
|
Tày |
Cốc Đán, Ngân Sơn, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm sinh học |
UBND xã Tả Củ Tỷ |
Kinh tế |
6/2012 |
4 |
Lý Văn Niệm |
15/01/1989 |
|
Dao |
Tân Thượng, Văn Bàn, Lào Cai |
Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Nậm Khánh |
Kinh tế |
6/2012 |
5 |
Hoàng Mạnh Trưởng |
28/10/1989 |
|
Tày |
Xuân Thượng, Bảo Yên, Lào Cai |
Tây Bắc |
Sư phạm sử địa |
UBND xã Bản Liền |
Kinh tế - Nông lâm nghiệp |
6/2012 |
6 |
Phạm Hữu Trượng |
12/9/1987 |
|
Kinh |
Thị trấn Thứa, Lương Tài, Bắc Ninh |
Khoa học xã hội và Nhân văn |
Địa lý môi trường |
UBND xã Nậm Đét |
Nông thôn mới - 30a |
6/2012 |
7 |
Tụ Thị Hương |
|
03/9/1987 |
Tày |
Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai |
Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Cốc Lầu |
Kinh tế |
6/2012 |
8 |
Nguyễn Thị Hoài |
|
27/02/1988 |
Kinh |
Tây Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng |
Hải Phòng |
Văn hóa du lịch |
UBND Thải Giàng Phố |
Kinh tế |
6/2012 |
9 |
Trần Anh Võ |
17/12/1983 |
|
Kinh |
Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái |
Nông lâm Thái Nguyên |
Quản lý đất đai |
UBND xã Nậm Lúc |
Kinh tế |
6/2012 |
10 |
Lương Văn Huynh |
24/6/1981 |
|
Tày |
Bản Cái, Bắc Hà, Lào Cai |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Bản Cái |
Kinh tế |
6/2012 |
11 |
Phạm Văn Điều |
04/5/1982 |
|
Kinh |
Bảo Nhai, Bắc Hà, Lào Cai |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kế toán |
UBND xã Na Hối |
Kinh tế |
6/2012 |
12 |
Nguyễn Ngọc Đạt |
04/5/1989 |
|
Kinh |
Tà Chải, Bắc Hà, Lào Cai |
Hùng Vương |
Chăn nuôi |
UBND xã Tà Chải |
Kinh tế |
6/2012 |
13 |
Tráng Seo Pao |
17/4/1983 |
|
Mông |
Hoàng Thu Phố, Bắc Hà, Lào Cai |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và CN |
UBND Xã Hoàng Thu Phố |
Kinh tế |
6/2012 |
14 |
Hạng A Xeng |
25/8/1986 |
|
Mông |
Sa Pả, Sa Pa, Lào Cai |
Nông lâm Thái Nguyên |
Phát triển nông thôn |
UBND xã Tả Van Chư |
Nông thôn mới - 30a |
6/2012 |
15 |
Lương Hải Hưng |
11/06/1987 |
|
Thái |
Châu Bính, Quỳ Châu, Nghệ An |
Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Lùng Cải |
Kinh tế - Nông thôn mới |
6/2012 |
16 |
Nguyễn Văn Linh |
04/3/1989 |
|
Kinh |
P. Duyên Hải, TP. Lào Cai, Lào Cai |
Mỏ - Địa chất |
Kinh tế - Quản trị Doanh nghiệp mỏ |
UBND xã Bản Già |
Kinh tế |
12/2012 |
17 |
Giàng Chính Dùng |
01/10/1989 |
|
Phù Lá |
Thải Giàng Phố, Bắc Hà, Lào Cai |
Lâm nghiệp |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Lầu Thí Ngài |
Kinh tế |
12/2012 |
18 |
Vàng Thị Hiệp Thu |
|
20/6/1985 |
Tày |
Nậm Mòn, Bắc Hà, Lào Cai |
Học viện Ngoại giao |
Quan hệ quốc tế |
UBND xã Nậm Mòn |
Văn hóa - Xã hội |
12/2012 |
II |
Huyện Si Ma Cai: 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Lương Văn Dũng |
27/7/1987 |
|
Nùng |
Sín Chéng, Si Ma Cai, Lào Cai |
Nông lâm |
Khuyến nông |
UBND xã Sín Chéng |
Kinh tế |
6/2012 |
20 |
Nguyễn Thị Tươi |
|
15/12/1989 |
Kinh |
Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định |
Nông nghiệp Hà Nội |
Môi trường |
UBND xã Cán Hồ |
Kinh tế |
6/2012 |
21 |
Hàng A Tủa |
16/8/1983 |
|
Mông |
Cán Cấu, Si Ma Cai, Lào Cai |
Thủy Lợi |
Kỹ thuật tài nguyên nước |
UBND xã Cán Cấu |
Kinh tế |
6/2012 |
22 |
Giàng Seo Châu |
01/01/1986 |
|
Mông |
Mản Thần, Si Ma Cai, Lào Cai |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Mản Thẩn |
Kinh tế |
6/2012 |
23 |
La Văn Nghiệp |
28/3/1987 |
|
Tày |
Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai |
Nông nghiệp |
Khoa học cây trồng |
UBND xã Lùng Sui |
Kinh tế |
6/2012 |
24 |
Vũ Văn Sơn |
05/6/1982 |
|
Kinh |
Si Ma Cai, Si Ma Cai, Lào Cai |
Sư phạm Hà Nội II |
Lịch sử |
UBND xã Quan Thần Sán |
Kinh tế |
6/2012 |
25 |
Bùi Thị Chung |
|
02/7/1986 |
Kinh |
Bản Mế, Si Ma Cai, Lào Cai |
Khoa học Thái Nguyên |
Ngữ văn |
UBND xã Bản Mế |
Kinh tế |
6/2012 |
26 |
Lương Văn Trường |
29/10/1989 |
|
Kinh |
Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định |
Đà Lạt |
Công nghệ sau thu hoạch |
UBND xã Lử Thần |
Kinh tế |
6/2012 |
27 |
Đỗ Viết Vui |
20/8/1986 |
|
Kinh |
Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và CN |
UBND xã Thào Chư Phìn |
Kinh tế |
6/2012 |
III |
H. Mường Khương: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28 |
Lưu Đức Mạnh |
28/8/1987 |
|
Kinh |
Vạn Hòa, TP Lào Cai, Lào Cai |
Lâm nghiệp |
Lâm nghiệp |
UBND xã Thanh Bình |
Kinh tế |
6/2012 |
29 |
Sùng Dín |
29/8/1981 |
|
Mông |
Cao Sơn, Mường Khương, Lào Cai |
Thủy lợi |
Kỹ thuật tài nguyên nước |
UBND xã Lùng Khấu Nhin |
Văn hóa - Xã hội |
6/2012 |
30 |
Nông Văn Cương |
08/02/1987 |
|
Giáy |
Lùng Vai, Mường Khương, Lào Cai |
Khoa học tự nhiên |
Công nghệ sinh học |
UBND xã Tả Thàng |
Văn hóa - Xã hội |
6/2012 |
31 |
Bùi Thị Huấn |
|
10/01/1987 |
Mường |
Thị trấn Mường Khương, Mường Khương, Lào Cai |
Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Nấm Lư |
Kinh tế |
6/2012 |
32 |
Lục Tuyền Huy |
15/11/1985 |
|
Nùng |
Thị trấn Mường Khương, Mường Khương, Lào Cai |
Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Cao Sơn |
Kinh tế |
6/2012 |
33 |
Thền Văn Lợi |
03/11/1988 |
|
Nùng |
Thị trấn Mường Khương, Mường Khương, Lào Cai |
Nông nghiệp Hà Nội |
Phát triển nông thôn và khuyến nông |
UBND xã La Pan Tẩn |
Kinh tế |
6/2012 |
34 |
Ninh Thị Kim Thảo |
|
09/02/1989 |
Cao Lan |
Lùng Vai, Mường Khương, Lào Cai |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Bản Xen |
Kinh tế |
6/2012 |
|
TỈNH YÊN BÁI: 20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
H. Mù Cang Chải: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lý A Sử |
9/10/1985 |
|
Mông |
La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái |
Đại học Tây Bắc |
Lâm sinh |
UBND xã Nậm Khắt |
Kinh tế |
19/3/2012 |
2 |
Giàng A Chu |
2/10/1986 |
|
Mông |
Lao Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái |
Đại học Thái Nguyên |
Kinh tế |
UBND xã Chế Tạo |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
3 |
Hờ A Nhà |
15/02/1986 |
|
Mông |
Chế Cu Nha, Mù Cang Chải, Yên Bái |
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp Hưng |
Sư phạm |
UBND xã Chế Cu Nha |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
4 |
Phạm Khắc Nam |
26/07/1986 |
|
Kinh |
Việt Cường, Trấn Yên, Yên Bái |
Đại học Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Mồ Dề |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
5 |
Đàm Đức Đông |
21/9/1989 |
|
Kinh |
An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh |
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp Hưng |
Hàn và Gia công tấm |
UBND xã Hồ Bốn |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
6 |
Tô Văn Học |
14/11/1983 |
|
Kinh |
Yên Thành, Yên Bình, Yên Bái |
Nông lâm Thái Nguyên |
Trồng trọt |
UBND xã Cao Phạ |
Kinh tế |
19/3/2012 |
7 |
Giàng A Hù |
20/07/1987 |
|
Mông |
Lao Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái |
Công đoàn |
Công tác xã hội |
UBND xã Khao Mang |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
8 |
Hoàng Chính Hữu |
14/11/1985 |
|
Tày |
Việt Cường, Trấn Yên, Yên Bái |
Đại học Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Kim Nọi |
Kinh tế |
19/3/2012 |
9 |
Điền Thị Say |
|
30/01/1984 |
Dáy |
Gia Hội, Văn Chấn, Yên Bái |
Thái Nguyên |
Sư phạm |
UBND xã Púng Luông |
Kinh tế |
19/3/2012 |
10 |
Nguyễn Thị Thanh Lam |
|
6/10/1989 |
Kinh |
Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái |
Sư phạm Đà Nẵng |
Sư phạm địa lý |
UBND xã La Pán Tẩn |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
II |
Huyện Trạm Tấu: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Hoàng Minh Thuật |
23/01/1983 |
|
Tày |
Kiên Thành, Trấn Yên, Yên Bái |
Thái Nguyên |
Sư phạm |
UBND xã Bản Công |
Kinh tế |
19/3/2012 |
12 |
Thào A Của |
25/10/1988 |
|
Mông |
Pá Lau, Trạm Tấu, Yên Bái |
Ngoại ngữ Hà Nội |
Sư phạm |
UBND xã Trạm Tấu |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
13 |
Vàng A Giàng |
20/11/1988 |
|
Mông |
Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Sư phạm sinh |
UBND xã Túc Đán |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
14 |
Lò Văn Khởi |
2/9/1987 |
|
Thái |
Hát Lừu, Trạm Tấu, Yên Bái |
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp Hưng |
Sư phạm |
UBND xã Làng Nhì |
Văn hóa - Xã hội |
19/3/2012 |
15 |
Mùa A Lâu |
2/3/1988 |
|
Mông |
Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái |
Lâm nghiệp Hà Nội |
Lâm học |
UBND xã Tà Xi Láng |
Văn hóa-Xã hội |
19/3/2012 |
16 |
Đặng Phúc Long |
28/08/1986 |
|
Dao |
Đại Sơn, Văn Yên, Yên Bái |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa dân tộc |
UBND xã Phình Hồ |
Kinh tế |
19/3/2012 |
17 |
Mùa A Ninh |
17/05/1987 |
|
Mông |
Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái |
Đại học Tây Bắc |
Sinh hóa |
UBND xã Xà Hồ |
Kinh tế |
19/3/2012 |
18 |
Hà Chánh Thảo |
9/8/1988 |
|
Tày |
Hưng Khánh, Trấn Yên, Yên Bái |
Đại học Tây Bắc |
Nông học |
UBND xã Pá Hu |
Kinh tế |
19/3/2012 |
19 |
Hứa Hoàng Thuyên |
26/05/1983 |
|
Tày |
Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái |
Đại học Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Pá Lau |
Kinh tế |
19/3/2012 |
20 |
Triệu Sinh Vĩnh |
1/6/1987 |
|
Dao |
Việt Cường, Trấn Yên, Yên Bái |
Đại học Thái Nguyên |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Bản Mù |
Kinh tế |
19/3/2012 |
|
TỈNH BẮC KẠN: 22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Ba Bể: 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hoàng Văn Dũng |
28/3/1988 |
|
Tày |
Thị trấn Chợ Rã, Ba Bể, Bắc Kạn |
Sư phạm Hà Nội |
GD Chính trị |
UBND xã Bành Trạch |
Văn hóa |
01/3/2012 |
2 |
Nông Thị Uyến |
|
10/7/1986 |
Tày |
Xã Yến Dương, Ba Bể, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Nông Lâm kết hợp |
UBND xã Yến Dương |
Kinh tế |
01/3/2012 |
3 |
Đàm Thị Thủy |
|
30/8/1986 |
Tày |
Xã Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn |
Thái Nguyên |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Nam Mẫu |
Kinh tế |
01/3/2012 |
4 |
Hoàng Thăng Quân |
8/8/1983 |
|
Tày |
Xã Thượng Giáo, Ba Bể, Bắc Kạn |
Lâm nghiệp Hà Nội |
Lâm nghiệp |
UBND xã Thượng Giáo |
Kinh tế |
01/3/2012 |
5 |
Bế Thị Liên |
|
8/8/1984 |
Tày |
TT Chợ Rã, Ba Bể, Bắc Kạn |
Sư phạm Hà Nội |
SP Ngữ văn |
UBND xã Phúc Lộc |
Văn hóa |
01/3/2012 |
6 |
Lý Văn Nhạy |
15/7/1984 |
|
Dao |
Xã Khang Ninh, Ba Bể, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
SP Lịch sử |
UBND xã Khang Ninh |
Văn hóa |
01/3/2012 |
7 |
Nguyễn Văn Nhiếp |
22/2/1982 |
|
Tày |
Xã Cao Thượng, Ba Bể, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Nông Lâm KH |
UBND xã Cao Thượng |
Kinh tế |
01/3/2012 |
8 |
Nguyễn Đức Hùng |
5/10/1984 |
|
Kinh |
Xã Hồng Dụ, Ninh Giang, Hải Dương |
Thương mại HN |
QT Kinh Doanh |
UBND xã Địa Linh |
Văn hóa |
01/3/2012 |
9 |
Lý Hoàng Nam |
5/8/1989 |
|
Tày |
Xã Chu Hương, Ba Bể, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Lâm học |
UBND xã Chu Hương |
Văn hóa |
01/03/2012 |
10 |
Triệu Anh Chư |
20/6/1986 |
|
Tày |
Xã Đồng Lạc, Chợ Đồn, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
SP Lịch Sử |
UBND xã Đồng Phúc |
Kinh tế |
01/3/2012 |
11 |
Dương Thị Như Trang |
|
10/12/1983 |
Tày |
Thị trấn Chợ Rã, Ba Bể, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
SP Ngữ Văn |
UBND xã Cao Trĩ |
Văn hóa |
01/3/2012 |
12 |
Hướng Văn Hoàng |
2/1/1985 |
|
Tày |
Xã Dương Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn |
Lâm Nghiệp TN |
Lâm Học |
UBND xã Mỹ Phương |
Kinh tế |
01/3/2012 |
13 |
Phùng Thế Huy |
22/9/1982 |
|
Tày |
P Sông Cầu, TX Bắc Kạn, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Nông Lâm kết hợp |
UBND xã Hoàng Trĩ |
Kinh tế |
01/3/2012 |
14 |
Dương Thị Thêm |
|
9/4/1982 |
Tày |
Xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi Thú y |
UBND xã Hà Hiệu |
Kinh tế |
01/3/2012 |
II |
Huyện Pác Nặm: 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Cà Văn Thế |
13/6/1982 |
|
Tày |
Xã Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
SP Ngữ văn |
UBND xã Nhạn Môn |
Văn hóa |
01/3/2012 |
16 |
Hoàng Thị Nghĩa |
|
7/1/1988 |
Sán Chí |
Xã Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Giáo Hiệu |
Văn hóa |
01/3/2012 |
17 |
Bế Ngọc Trần |
22/1/1986 |
|
Tày |
Xã Lục Bình, Bạch Thông, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Chăn nuôi Thú y |
UBND xã Bằng Thành |
Kinh tế |
01/3/2012 |
18 |
Lý Thị Huyền |
|
15/10/1982 |
Nùng |
Xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Nông Lâm tổng hợp |
UBND xã Cao Tân |
Văn hóa |
01/3/2012 |
19 |
Hoàng Thị Hạnh |
|
2/6/1985 |
Tày |
Xã Bằng Thành, Pác Nặm, Bắc Kạn |
Sư phạm Thái Nguyên |
SP Ngữ văn |
UBND xã Xuân La |
Văn hóa |
01/3/2012 |
20 |
Ngô Thị Thanh |
|
13/5/1983 |
Kinh |
Xã Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn |
Sư phạm Vinh |
SP Ngữ văn |
UBND xã Công Bằng |
Văn hóa |
01/3/2012 |
21 |
Nông Văn Thêm |
2/2/1988 |
|
Tày |
Xã Đồng Lạc, Chợ Đồn, Bắc Kạn |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã An Thắng |
Kinh tế nông lâm |
01/3/2012 |
22 |
Giàng Văn Cậu |
4/7/1985 |
|
Mông |
Xã Cổ Linh, Pác Nặm, Bắc Kạn |
Nông Lâm |
Trồng trọt |
UBND xã Cổ Linh |
Kinh tế |
15/6/2012 |
|
TỈNH PHÚ THỌ: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Tân Sơn: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hà Minh Hoạt |
05/4/1985 |
|
Mường |
Tân Phú, Tân Sơn, Phú Thọ |
Học viện hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Đồng Sơn |
Kinh tế |
6/2012 |
2 |
Hoàng Thị Anh Đào |
|
09/10/1989 |
Mường |
Thượng Long, Yên Lập, Phú Thọ |
Học viện Quản lý giáo dục |
Quản lý giáo dục |
UBND xã Kiệt Sơn |
Văn hóa |
6/2012 |
3 |
Phùng Thị Thúy Hà |
|
26/10/1989 |
Mường |
Xuân Viên, Yên Lập, Phú Thọ |
Hùng Vương |
Trồng trọt |
UBND xã Thạch Kiệt |
Kinh tế |
6/2012 |
4 |
Nguyễn Thái Sơn |
01/9/1988 |
|
Mường |
Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ |
Nông nghiệp Hà Nội |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Long Cốc |
Kinh tế |
6/2012 |
5 |
Nguyễn Thị Thu Lan |
|
21/02/1983 |
Kinh |
Thị trấn Thanh Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ |
Nông lâm Thái Nguyên |
Lâm nghiệp |
UBND xã Tam Thanh |
Kinh tế |
6/2012 |
6 |
Hà Văn Đức |
21/6/1983 |
|
Mường |
Văn Luông, Tân Sơn, Phú Thọ |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và công nghiệp |
UBND xã Tân Phú |
Kinh tế |
6/2012 |
7 |
Nguyễn Tiến Thành |
29/5/1984 |
|
Kinh |
Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ |
Xây dựng |
Xây dựng Cảng - Đường thủy |
UBND xã Lai Đồng |
Kinh tế |
6/2012 |
8 |
Đinh Ngọc Mẫn |
05/10/1984 |
|
Kinh |
Yên Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ |
Học viện hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Vinh Tiền |
Kinh tế |
6/2012 |
|
TỈNH BẮC GIANG: 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Sơn Động: 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kiều Việt Luân |
14/8/1985 |
|
Cao Lan |
Yên Định, Sơn Động, Bắc Giang |
Công đoàn |
Công tác xã hội |
UBND xã Yên Định |
Văn hóa |
6/2012 |
2 |
Bùi Thị Kim Dung |
|
2/10/1983 |
Kinh |
An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
Kinh tế, Kỹ thuật công nghiệp |
Kế toán |
UBND xã Cẩm Đàn |
Kinh tế |
6/2012 |
3 |
Nông Huệ Phương |
|
17/8/1989 |
Tày |
TT An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Khuyến nông |
UBND xã Lệ Viễn |
Văn hóa |
6/2012 |
4 |
Nguyễn Thị Hằng |
|
9/12/1988 |
Kinh |
An Lập, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông lâm Thái Nguyên |
Công nghiệp nông thôn |
UBND xã Vân Sơn |
Văn hóa |
6/2012 |
5 |
Nông Văn Sinh |
30/10/1987 |
|
Tày |
An Lập, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông lâm |
Nông lâm kết hợp |
UBND xã Chiên Sơn |
Văn hóa |
6/2012 |
6 |
Hà Văn Cam |
9/7/1988 |
|
Tày |
Yên Định, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông Lâm |
Tài nguyên và Môi trường |
UBND xã An Lạc |
Văn hóa |
6/2012 |
7 |
Đào Văn Xuyên |
18/01/1987 |
|
Kinh |
Giáo Liêm, Sơn Động, Bắc Giang |
Kinh doanh và Công nghệ |
Tài chính, Ngân hàng |
UBND xã Giáo Liêm |
Văn hóa |
6/2012 |
8 |
Nguyễn Tuấn Anh Trưởng |
8/3/1986 |
|
Tày |
Vân Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông Lâm |
Quản lý đất đai |
UBND xã Hữu Sản |
Kinh tế |
6/2012 |
9 |
Triệu Anh Tuấn |
19/5/1987 |
|
Dao |
Dương Hưu, Sơn Động, Bắc Giang |
Lâm nghiệp |
Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Dương Hưu |
Kinh tế |
6/2012 |
10 |
La Thị Hằng |
|
23/5/1989 |
Kinh |
Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa dân tộc thiểu số |
UBND xã An Bá |
Văn hóa |
6/2012 |
11 |
Nguyễn Thị Hảo |
|
6/4/1986 |
Kinh |
Thanh Luận, Sơn Động, Bắc Giang |
Lâm nghiệp |
Lâm nghiệp |
UBND xã Thanh Luận |
Văn hóa |
6/2012 |
12 |
Lăng Văn Lành |
2/6/1982 |
|
Nùng |
Phúc Thắng, Sơn Động, Bắc Giang |
Lâm nghiệp |
Lâm nghiệp |
UBND xã Phúc Thắng |
Kinh tế |
6/2012 |
13 |
Ngọc Tiến Lực |
6/9/1987 |
|
Kinh |
Long Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Khoa học Tự nhiên |
Khoa học quản lý |
UBND xã Bồng Am |
Văn hóa |
6/2012 |
14 |
Nguyễn Thị Nga |
|
20/10/1988 |
Tày |
Vân Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Văn hóa |
Văn hóa dân tộc thiểu số VN |
UBND xã Tuấn Mậu |
Văn hóa |
6/2012 |
15 |
Đào Hải Hà |
14/7/1984 |
|
Kinh |
Vĩnh Khương, Sơn Động Bắc Giang |
Kinh tế Quốc dân Hà Nội |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Vĩnh Khương |
Kinh tế |
6/2012 |
16 |
Trần Văn Trọng |
12/2/1988 |
|
Kinh |
An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
Nông Lâm Thái Nguyên |
Phát triển nông thôn |
UBND xã An Châu |
Văn hóa |
6/2012 |
17 |
Vi Văn Đức |
5/7/1987 |
|
Nùng |
Quế Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Thủy lợi |
Kỹ thuật TN nước |
UBND xã Thạch Sơn |
Kinh tế |
6/2012 |
18 |
Nguyễn Thành Phong |
30/8/1981 |
|
Kinh |
Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang |
Nông nghiệp |
Cây trồng |
UBND xã Tuấn Đạo |
Kinh tế |
6/2012 |
19 |
Trần Sỹ Trung |
14/4/1982 |
|
Kinh |
Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Quế Sơn |
Văn hóa |
6/2012 |
|
TỈNH THANH HÓA: 60 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Lang Chánh: 06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Vũ Thị Chiến |
|
06/6/1987 |
Kinh |
Quảng Long, Quảng Xương, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Lịch sử |
UBND xã Giao Thiện |
Kinh tế |
10/8/2012 |
2 |
Phạm Văn Điển |
09/7/1986 |
|
Mường |
Ngọc Khê, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Khoa học Huế |
Triết học |
UBND xã Giao An |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
3 |
Nguyễn Văn Tưởng |
04/5/1988 |
|
Kinh |
Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Đồng Lương |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
4 |
Quách Thị Tấm |
|
30/9/1988 |
Mường |
Thành Tâm, Thạch Thành, Thanh Hóa |
Vinh |
Sư phạm lịch sử |
UBND xã Trí Nang |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
5 |
Trần Đình Tú |
04/6/1988 |
|
Kinh |
An Nông, Triệu Sơn, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Lịch sử |
UBND xã Lâm Phú |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
6 |
Phạm Thanh Tùng |
26/6/1988 |
|
Mường |
Thúy Sơn, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Ngoại ngữ Huế |
Tiếng Anh |
UBND xã Quang Hiến |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
II |
Huyện Quan Sơn: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Trương Thị Linh |
|
04/01/1987 |
Kinh |
Thọ Xương, Thọ Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Ngữ Văn |
UBND xã Trung Tiến |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
8 |
Lò Văn Nhập |
23/6/1986 |
|
Thái |
Sơn Lư, Quan Sơn, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Sư phạm địa lý |
UBND xã Sơn Lư |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
9 |
Phạm Thị Ninh |
|
25/9/1989 |
Thái |
Sơn Điện, Quan Sơn, Thanh Hóa |
Luật Hà Nội |
Luật học |
UBND xã Trung Thượng |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
10 |
Hà Hoàng Thanh Tâm |
07/5/1985 |
|
Kinh |
Xuân Thắng, Thọ Xuân, Thanh Hóa |
Lâm nghiệp |
QL tài nguyên rừng và MT |
UBND xã Trung Hạ |
Kinh tế |
10/8/2012 |
11 |
Trịnh Văn Triệu |
05/8/1986 |
|
Kinh |
Định Hải, Yên Định, Thanh Hóa |
Sư phạm Đà Nẵng |
Văn học |
UBND xã Trung Xuân |
Kinh tế |
10/8/2012 |
III |
Huyện Quan Hóa: 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Phạm Hồng Chương |
06/01/1984 |
|
Kinh |
Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Thanh Xuân |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
13 |
Lương Thị Dung |
|
12/11/1988 |
Thái |
TT Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Ngữ Văn |
UBND xã Nam Xuân |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
14 |
Hà Thị Hạnh |
|
03/02/1988 |
Thái |
TT Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Việt Nam học |
UBND xã Phú Nghiêm |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
15 |
Bùi Thị Hương |
|
07/8/1985 |
Kinh |
Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Tâm lý giáo dục |
UBND xã Thiên Phủ |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
16 |
Nguyễn Văn Lực |
15/6/1986 |
|
Kinh |
Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Sư phạm Thái Nguyên |
Giáo dục công dân |
UBND xã Thành Sơn |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
17 |
Lương Thị Oanh |
|
01/01/1988 |
Thái |
Xuân Cẩm, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên |
Sư phạm kỹ thuật điện |
UBND xã Nam Động |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
18 |
Lê Thị Thu |
|
13/3/1987 |
Thái |
Xuân Thắng, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Sư phạm Hà Nội |
Sư phạm địa lý |
UBND xã Nam Tiến |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
19 |
Bùi Thị Thương |
|
30/01/1988 |
Mường |
Thạch Tượng, Thạch Thành, Thanh Hóa |
Vinh |
Sư phạm giáo dục chính trị |
UBND xã Hiền Chung |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
20 |
Trịnh Thị Thùy |
|
12/9/1983 |
Kinh |
Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Ngữ Văn |
UBND xã Xuân Phú |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
21 |
Trịnh Văn Tiến |
27/6/1987 |
|
Kinh |
Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Xã hội học |
UBND xã Phú Thanh |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
22 |
Tôn Đức Trung |
25/8/1981 |
|
Mường |
Ngọc Trạo, Thạch Thành, Thanh Hóa |
Vinh |
Sư phạm Thể dục |
UBND xã Trung Sơn |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
23 |
Nguyễn Văn Tự |
24/3/1988 |
|
Mường |
Thành Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa |
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội |
Sư phạm Ngữ Văn |
UBND xã Trung Thành |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
24 |
Hà Thị Tuyến |
|
14/4/1987 |
Thái |
Xuân Cao, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Xã hội học |
UBND xã Hồi Xuân |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
25 |
Bùi Thanh Tuyển |
16/12/1986 |
|
Mường |
Thành Thọ, Thạch Thành, Thanh Hóa |
Sư phạm Hà Nội |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Phú Sơn |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
26 |
Phạm Văn Việt |
02/11/1986 |
|
Mường |
Ngọc Khê, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Khoa học Huế |
Triết học |
UBND xã Phú Lệ |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
IV |
Huyện Thường Xuân: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27 |
Lê Văn Cảnh |
08/6/1986 |
|
Kinh |
TT Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Giao thông vận tải |
Điều khiển học kỹ thuật GTVT |
UBND xã Xuân Lộc |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
28 |
Nguyễn Thị Hương |
|
08/3/1989 |
Kinh |
Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Xã hội học |
UBND xã Xuân Lẹ |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
29 |
Nguyễn Thị Huyền |
|
15/9/1984 |
Kinh |
Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa du lịch |
UBND xã Xuân Cẩm |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
30 |
Cầm Bá Kiều |
11/11/1983 |
|
Thái |
Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Sư phạm Thái Nguyên |
Sư phạm văn |
UBND xã Xuân Thắng |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
31 |
Lê Văn Thiện |
01/01/1984 |
|
Kinh |
Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Lịch sử |
UBND xã Xuân Chinh |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
32 |
Lê Văn Thực |
06/12/1986 |
|
Thái |
Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Bách khoa Hà Nội |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Tân Thành |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
33 |
Trịnh Văn Trường |
28/8/1986 |
|
Kinh |
TT Thường Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa |
Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Yên Nhân |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
V |
Huyện Mường Lát: 01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
34 |
Bùi Văn Nhân |
28/10/1987 |
|
Mường |
Phúc Thịnh, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Tây Bắc |
Sư phạm địa lý |
UBND xã Mường Lý |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
VI |
Huyện Như Xuân: 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35 |
Phạm Thị Anh |
|
10/10/1988 |
Mường |
Thọ Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa |
Sư phạm Thái Nguyên |
Tâm lý giáo dục |
UBND xã Bình Lương |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
36 |
Lê Văn Cao |
30/5/1986 |
|
Kinh |
Đông Anh, Đông Sơn, Thanh Hóa |
Nông nghiệp Hà Nội |
Bảo quản chế biến |
UBND xã Thanh Sơn |
Kinh tế |
10/8/2012 |
37 |
Hoàng Lê Chương |
06/8/1984 |
|
Kinh |
Quảng Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Thanh Lâm |
Kinh tế |
10/8/2012 |
38 |
Phùng Đình Dũng |
23/10/1981 |
|
Thổ |
Bình Lương, Như Xuân, Thanh Hóa |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và công nghiệp |
UBND xã Tân Bình |
Kinh tế |
10/8/2012 |
39 |
Lang Hồng Hà |
30/6/1982 |
|
Thái |
Bãi Trành, Như Xuân, Thanh Hóa |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Xuân Hòa |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
40 |
Lê Đình Huấn |
20/9/1982 |
|
Kinh |
Hóa Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Bảo vệ thực vật |
UBND xã Hóa Quỳ |
Kinh tế |
10/8/2012 |
41 |
Trần Thị Linh |
|
29/3/1989 |
Kinh |
Minh Thọ, Nông Cống, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Lâm học |
UBND xã Yên Lễ |
Kinh tế |
10/8/2012 |
42 |
Chu Văn Long |
27/2/1987 |
|
Kinh |
Thượng Ninh, Như Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Tâm lý học |
UBND xã Cát Vân |
Kinh tế |
10/8/2012 |
43 |
Nguyễn Anh Ngọc |
28/3/1987 |
|
Kinh |
Hóa Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Địa lý |
UBND xã Xuân Quỳ |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
44 |
Đỗ Thị Sâm |
|
10/10/1987 |
Kinh |
Đồng Tiến, Triệu Sơn, Thanh Hóa |
Khoa học Huế |
Triết học |
UBND xã Thanh Xuân |
Kinh tế |
10/8/2012 |
45 |
Trịnh Ngọc Tuấn |
03/02/1986 |
|
Kinh |
Hóa Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Thanh Hòa |
Kinh tế |
10/8/2012 |
46 |
Đinh Huy Tuyến |
10/7/1984 |
|
Kinh |
TT Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Sư phạm Sinh học |
UBND xã Cát Tân |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
47 |
Nguyễn Đăng Vĩnh |
27/10/1987 |
|
Kinh |
Quảng Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Xã hội học |
UBND xã Thanh Phong |
Kinh tế |
10/8/2012 |
VII |
Huyện Bá Thước: 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
48 |
Hà Thanh Chương |
24/9/1986 |
|
Mường |
Thiết Ống, Bá Thước, Thanh Hóa |
Đà Lạt |
Xã hội học |
UBND xã Thiết Kế |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
49 |
Trương Văn Dần |
15/7/1985 |
|
Mường |
Lương Ngoại, Bá Thước, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Lịch sử |
UBND xã Lương Ngoại |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
50 |
Quách Văn Dũng |
16/8/1987 |
|
Mường |
Ngọc Liên, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Sư phạm Đà Nẵng |
Địa lý |
UBND xã Thành Lâm |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
51 |
Phạm Văn Hoàng |
26/8/1985 |
|
Mường |
Thúy Sơn, Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Tâm lý giáo dục |
UBND xã Điền Hạ |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
52 |
Trương Minh Hùng |
17/7/1988 |
|
Mường |
Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Ngữ Văn |
UBND xã Lũng Niêm |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
53 |
Hà Thị Kiều |
|
10/11/1985 |
Mường |
Điền Trung, Bá Thước, Thanh Hóa |
Tây Bắc |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Điền Thượng |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
54 |
Hoàng Đạt Mạnh |
03/9/1988 |
|
Kinh |
Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Xã hội học |
UBND xã Ái Thượng |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
55 |
Lục Thị Nhàn |
|
19/3/1988 |
Thái |
Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hóa |
Sư phạm Huế |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Cổ Lũng |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
56 |
Hà Thanh Quảng |
05/10/1984 |
|
Thái |
Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hóa |
Sư phạm Thái Nguyên |
Ngữ văn |
UBND xã Thành Sơn |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
57 |
Nguyễn Thị Trang |
|
02/10/1989 |
Kinh |
Tân Lập, Bá Thước, Thanh Hóa |
Khoa học Huế |
Hóa học |
UBND xã Tân Lập |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
58 |
Hà Văn Trung |
10/4/1986 |
|
Mường |
Cẩm Yên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Vinh |
Sư phạm lịch sử |
UBND xã Hạ Trung |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
59 |
Nguyễn Minh Tuấn |
05/6/1984 |
|
Kinh |
Cẩm Tân, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Sư phạm Hà Nội 2 |
Tin học |
UBND xã Lương Nội |
Văn hóa Xã hội |
10/8/2012 |
60 |
Nguyễn Duy Vũ |
04/02/1985 |
|
Kinh |
Đông Hòa, Đông Sơn, Thanh Hóa |
Hồng Đức |
Bảo vệ thực vật |
UBND xã Lâm Xa |
Kinh tế |
10/8/2012 |
|
TỈNH NGHỆ AN: 26 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Kỳ Sơn: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hạ Bá Lỳ |
15/10/1989 |
|
H'Mông |
TT Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An |
Đại học Kinh tế quốc dân |
Quản lý Kinh tế |
UBND xã Huôi Tụ |
Kinh tế |
13/5/2012 |
2 |
Lưu Đức Cường |
28/10/1983 |
|
Kinh |
Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An |
Đại học kinh tế Huế |
Kinh tế |
UBND xã Tây Sơn |
Kinh tế |
13/5/2012 |
3 |
Vừ Bá Lềnh |
1/3/1987 |
|
H'Mông |
Mường Lống- Kỳ Sơn, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Mường Lống |
Kinh tế |
13/5/2012 |
4 |
Nguyễn Văn Thành |
26/3/1989 |
|
Kinh |
TT Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Khuyến nông và phát triển nông thôn |
UBND xã Hữu Lập |
Kinh tế |
13/5/2012 |
5 |
Vi Văn Duy |
23/5/1989 |
|
Thái |
Hữu Kiện, Kỳ Sơn, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Bảo Nam |
Kinh tế |
13/5/2012 |
6 |
Lô Mạnh Quân |
4/10/1989 |
|
Thái |
TT Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An |
Đại học Giao thông Vận tải |
Kế toán |
UBND xã Hữu Kiệm |
Kinh tế |
13/5/2012 |
7 |
Phạm Văn Hòa |
20/12/1987 |
|
Kinh |
Châu Đình, Quỳ Hợp, Nghệ An |
Đại học Vinh |
Nông học |
UBND xã Bảo Thắng |
Kinh tế |
13/5/2012 |
8 |
Nguyễn Đình Tài |
12/3/1987 |
|
Kinh |
Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn, Nghệ An |
Đại học Hồng Đức |
Nuôi trồng thủy sản |
UBND xã Phà Đánh |
Kinh tế |
13/5/2012 |
II |
Huyện Tương Dương: 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Lữ Khăm Phon |
24/9/1986 |
|
Thái |
Nga My, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Nga My |
Kinh tế |
13/5/2012 |
10 |
Lô Thị Trà My |
|
10/7/1986 |
Thái |
Thị trấn Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
Phát triển nông thôn và khuyến nông |
UBND xã Thạch Giám |
Kinh tế |
13/5/2012 |
11 |
Lương Thị Hiên |
|
3/10/1989 |
Thanh |
Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Xá Lượng |
Kinh tế |
13/5/2012 |
12 |
Trần Mạnh Cường |
12/02/1987 |
|
Kinh |
Lạng Khê, Con Cuông, Nghệ An |
Đại học Luật Hà Nội |
Luật |
UBND xã Lượng Minh |
Văn hóa - Xã hội |
13/5/2012 |
13 |
Vi Viết Kiều |
21/02/1986 |
|
Thái |
Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
Môi trường |
UBND xã Tam Thái |
Kinh tế |
13/5/2012 |
14 |
Lương Thị Vân Anh |
|
4/7/1985 |
Thái |
Thanh Sơn, Thanh Chương, Nghệ An |
Đại học Kinh tế Huế |
Kinh tế |
UBND xã Hữu Khuông |
Kinh tế |
13/5/2012 |
15 |
Vi Văn Miên |
30/6/1987 |
|
Thái |
Nam Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An |
Đại học Vinh |
Luật học |
UBND xã Tam Đình |
Văn hóa - Xã hội |
13/5/2012 |
16 |
Nguyễn Hữu Huề |
15/9/1987 |
|
Kinh |
Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Yên Tĩnh |
Kinh tế |
13/5/2012 |
17 |
Chu Văn Hùng |
19/10/1986 |
|
Kinh |
Diễn trường, Diễn Châu, Nghệ An |
Đại học Nông lâm |
Phát triển nông thôn |
UBND xã Yên Na |
Kinh tế |
13/5/2012 |
18 |
Trần Thị Sen |
|
8/10/1985 |
Kinh |
Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Kinh tế Huế |
Kinh tế |
UBND xã Yên Thắng |
Kinh tế |
13/5/2012 |
19 |
Lô Ba Lịch |
21/06/1986 |
|
Thái |
Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Lâm nghiệp |
Lâm học |
UBND xã Xiêng My |
Kinh tế |
13/5/2012 |
20 |
Vi Thanh Tùng |
28/4/1986 |
|
Thái |
TT Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An |
Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
Môi trường |
UBND xã Lưu Kiền |
Kinh tế |
13/5/2012 |
21 |
Lê Anh Sơn |
19/12/1988 |
|
Kinh |
Bắc Sơn, Đô Lương, Nghệ An |
Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
Khoa học cây trồng |
UBND xã Yên Hòa |
Kinh tế |
13/5/2012 |
III |
Huyện Quế Phong: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Lữ Thị Thìn |
|
10/6/1987 |
Thái |
Mường Nọc, Quế Phong, Nghệ An |
Đại học Thủy lợi |
Kỹ thuật tài nguyên nước |
UBND xã Châu Thôn |
Kinh tế |
13/5/2012 |
23 |
Vi Văn Điểm |
1/6/1986 |
|
Thái |
Nậm Nhoóng, Quế Phong, Nghệ An |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
Quản lý kinh tế |
UBND xã Nậm Nhoóng |
Kinh tế |
13/5/2012 |
24 |
Hà Minh Tuấn |
14/9/1982 |
|
Thái |
Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An |
Đại học Vinh |
Nông học |
UBND xã Châu Kim |
Kinh tế |
13/5/2012 |
25 |
Trần Điệp Trùng Dương |
20/11/1983 |
|
Kinh |
Quế Sơn, Quế Phong, Nghệ An |
Đại học Nông nghiệp Huế |
Nông học |
UBND xã Quế Sơn |
Kinh tế |
13/5/2012 |
26 |
Hồ Anh Dũng |
30/8/1987 |
|
Kinh |
Thanh An, Thanh Chương, Nghệ An |
Đại học Nông lâm Huế |
Trồng trọt |
UBND xã Đồng Văn |
Kinh tế |
13/5/2012 |
|
TỈNH QUẢNG BÌNH: 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Minh Hóa: 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đinh Thị Nguyệt Nga |
|
09/5/1987 |
Kinh |
Sơn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình |
Đại học Sư phạm Đà Nẵng |
Văn học |
UBND xã Minh Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
2 |
Đinh Hải Lý |
19/11/1987 |
|
Kinh |
Quy Đạt, Minh Hóa, Quảng Bình |
Đại học Sư phạm Huế |
Sư phạm Địa lý |
UBND xã Quý Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
3 |
Trần Thị Thu Hà |
|
04/10/1987 |
Kinh |
Quảng Hưng, Quảng Trạch, Quảng Bình |
Đại học Vinh |
Nuôi trồng thủy sản |
UBND xã Hồng Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
4 |
Ngô Thị Hương |
|
10/10/1989 |
Kinh |
Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình |
Đại học Sư phạm Đà Nẵng |
Sư phạm Ngữ văn |
UBND xã Hóa Phúc |
Kinh tế |
25/4/2012 |
5 |
Dương Thị Hoài |
|
08/04/1989 |
Kinh |
Thanh Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình |
Đại học Đà Lạt |
Văn hóa học |
UBND xã Hóa Thanh |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
6 |
Hà Ngọc Thành |
20/11/1988 |
|
Kinh |
Mai Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình |
Đại học Nông lâm Huế |
Trồng trọt |
UBND xã Yên Hóa |
Kinh tế |
25/4/2012 |
7 |
Hồ Thị Hồng |
|
26/8/1987 |
Kinh |
Đại Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình |
Đại học Nông lâm Huế |
Khuyến nông và Phát triển nông thôn |
UBND xã Tân Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
8 |
Đinh Tiến Hoàng |
01/05/1987 |
|
Kinh |
Hóa Hợp, Minh Hóa, Quảng Bình |
Đại học Thể dục thể thao |
Bóng chuyền |
UBND xã Hóa Tiến |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
9 |
Hoàng Thị Nghĩa |
|
12/5/1982 |
Kinh |
Lê Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình |
Đại học Lao động - xã hội |
Công tác xã hội |
UBND xã Xuân Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
10 |
Phạm Văn Bắc |
15/3/1989 |
|
Kinh |
Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình |
Đại học Quảng Bình |
Sư phạm Văn -Sử |
UBND xã Trọng Hóa |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
11 |
Đinh Thị Hoài Thương |
|
20/10/1988 |
Kinh |
Hóa Hợp, Minh Hóa, Quảng Bình |
Đại học Vinh |
Chính trị-Luật |
UBND xã Hóa Hợp |
Văn hóa - Xã hội |
25/4/2012 |
|
TỈNH QUẢNG TRỊ: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Đakrông: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đỗ Thị Thanh Tình |
|
12/1/1982 |
Ba Na |
Hướng Hiệp, Đakrông, Quảng Trị |
Đại học Kinh tế Huế |
Kinh tế NN&PTNT |
UBND xã Hướng Hiệp |
Kinh tế |
09/05/2012 |
2 |
Nguyễn Minh Luận |
05/6/1988 |
|
Kinh |
TT Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị |
Đại học Nông lâm Huế |
Nuôi trồng thủy sản |
UBND xã Ba Lòng |
Kinh tế |
09/05/2012 |
3 |
Trần Thiên Trường |
05/6/1982 |
|
Kinh |
Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị |
Đại học Đà Lạt |
Kinh tế nông lâm |
UBND xã Triệu Nguyên |
Kinh tế |
09/05/2012 |
4 |
Nguyễn Đức Linh |
05/2/1988 |
|
Kinh |
TT Gio Linh, Gio Linh, Quảng Trị |
Đại học Nông lâm Huế |
Trồng trọt |
UBND xã Mò Ó |
Kinh tế |
09/05/2012 |
5 |
Trần Minh Huỳnh |
21/5/1986 |
|
Kinh |
Vĩnh Tú, Vĩnh Linh, Quảng Trị |
Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
Khoa học cây trồng |
UBND xã Húc Nghì |
Kinh tế |
09/05/2012 |
6 |
Hồ Văn Quằm |
20/5/1982 |
|
Pa Kô |
Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị |
Đại học Bách khoa Đà Nẵng |
Điện kỹ thuật |
UBND xã Tà Rụt |
Kinh tế |
09/05/2012 |
7 |
Lê Tiên Tiến |
20/6/1983 |
|
Kinh |
Phường 2, TX Quảng Trị, Quảng Trị |
Đại học Nông lâm Huế |
Nông học, trồng trọt |
UBND xã Hải Phúc |
Kinh tế |
09/05/2012 |
|
TỈNH QUẢNG NAM: 30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Phước Sơn: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Võ Hưng |
10/12/1988 |
|
Kinh |
Quế Ninh, Nông Sơn, Quảng Nam |
Kiến Trúc Đà Nẵng |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Phước Chánh |
Kinh tế |
20/3/2012 |
2 |
Phạm Hữu Pháp |
14/11/1988 |
|
Kinh |
Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Lâm nghiệp |
UBND xã Phước Năng |
Kinh tế |
20/3/2012 |
3 |
Lê Thị Hiền |
|
1/1/1985 |
Kinh |
Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam |
Bách Khoa Hà Nội |
Công nghệ môi trường |
UBND xã Phước Đức |
Kinh tế |
20/3/2012 |
4 |
Lưu Huyền Thoại |
2/2/1984 |
|
Kinh |
Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Lâm nghiệp |
UBND xã Phước Lộc |
Kinh tế |
20/3/2012 |
5 |
Lê Quang Tính |
26/9/1988 |
|
Kinh |
Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường |
UBND xã Phước Kim |
Kinh tế |
20/3/2012 |
6 |
Nguyễn Thị Trà My |
|
9/5/1986 |
Kinh |
Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam |
Nông lâm TP. Hồ Chí Minh |
Chế biến Thủy sản |
UBND xã Phước Hiệp |
Kinh tế |
20/3/2012 |
7 |
Mai Văn Nghiệp |
2/11/1983 |
|
Kinh |
Bình An, Thăng Bình, Quảng Nam |
Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Phước Xuân |
Kinh tế |
20/3/2012 |
8 |
Nguyễn Trường Thiện |
10/10/1989 |
|
Kinh |
Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Quản lý tài nguyên rừng và môi trường |
UBND xã Phước Thành |
Kinh tế |
20/3/2012 |
9 |
Lê Thị Sen |
|
25/7/1987 |
Sán Dìu |
Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
Kinh tế Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Phước Hòa |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
10 |
Võ Văn Tường |
8/1/1985 |
|
Kinh |
Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam |
Đại học Quảng Nam |
Sư phạm Toán |
UBND xã Phước Công |
Kinh tế |
20/3/2012 |
II |
Huyện Nam Trà My: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Nguyễn Văn Nhân |
12/9/1985 |
|
Cadong |
Trà Mai, Nam Trà My, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Nông học |
UBND xã Trà Mai |
Kinh tế |
20/3/2012 |
12 |
La Thị Thanh Thủy |
|
21/01/1989 |
Kinh |
An Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam |
Sư phạm Huế |
Sư phạm Giáo dục Chính trị |
UBND xã Trà Don |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
13 |
Đinh Hồng Thắng |
20/4/1984 |
|
Hrê |
Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam |
Kinh tế Đà Nẵng |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Trà Linh |
Kinh tế |
20/3/2012 |
14 |
Nguyễn Đỗ Trí |
21/6/1989 |
|
Kinh |
Tam Nghãi, Núi Thành, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Khoa học cây trồng |
UBND xã Trà Cang |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
15 |
Phan Quốc Cường |
6/10/1987 |
|
Kinh |
Tam Anh Bắc, Núi Thành, Quảng Nam |
Bách khoa Đà Nẵng |
Công nghệ hóa học |
UBND xã Trà Leng |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
16 |
Trần Văn Tuấn |
30/3/1983 |
|
Kinh |
Tam Xuân I, Núi Thành, Quảng Nam |
Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh |
Công nghệ thực phẩm |
UBND xã Trà Nam |
Kinh tế |
20/3/2012 |
17 |
Nguyễn Hữu Quang |
30/9/1988 |
|
Kinh |
Trà Sơn, Bắc Trà My, Quảng Nam |
Khoa học Huế |
Tin học |
UBND xà Trà Vinh |
Kinh tế |
20/3/2012 |
18 |
Nguyễn Thị Vân |
|
20/6/1986 |
Kinh |
Tam Xuân I, Núi Thành, Quảng Nam |
Đại học Quảng Nam |
Việt Nam học |
UBND xã Trà Dơn |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
19 |
Cao Văn Ánh |
3/8/1988 |
|
Kinh |
Bình Triệu, Thăng Bình, Quảng Nam |
Đại học Quy Nhơn |
Nông học |
UBND xã Trà Vân |
Kinh tế |
20/3/2012 |
20 |
Nguyễn Thị Thu |
|
20/02/1982 |
Kinh |
Tiên Kỳ, Tiên Phước, Quảng Nam |
Đại học Duy Tân |
Kế toán doanh nghiệp |
UBND xã Trà Tập |
Kinh tế |
20/3/2012 |
III |
Huyện Tây Giang: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Hồ Văn Tịnh |
15/11/1984 |
|
Kadong |
A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Dang |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
22 |
Cơ Lâu Hiếu |
23/12/1986 |
|
Cơ Tu |
A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam |
Đại học Vinh |
Luật |
UBND xã A Vương |
Văn hóa xã hội |
20/3/2012 |
23 |
Tơngol Tờ |
12/2/1986 |
|
Cơ Tu |
Ch'ơm, Tây Giang, Quảng Nam |
Nông lâm Huế |
Nông học |
UBND xã AXan |
Kinh tế |
12/2012 |
24 |
Tangôn Thiếu |
3/3/1986 |
|
Cơ Tu |
Axan, Tây Giang, Quảng Nam |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Gari |
Kinh tế |
12/2012 |
25 |
Pơloong Nhiên |
20/2/1986 |
|
Cơ Tu |
Bhalêê, Tây Giang, Quảng Nam |
Tây Nguyên |
Lâm sinh |
UBND xã Anông |
Kinh tế |
12/2012 |
26 |
Nguyễn Bá Hiển |
7/5/1989 |
|
Kinh |
Cẩm Yên, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh |
Sư phạm Đà Nẵng |
Sinh - Môi trường |
UBND xã Lăng |
Văn hóa xã hội |
12/2012 |
27 |
Pơ Loong Nhiêu |
4/4/1985 |
|
Cơ Tu |
Axan, Tây Giang, Quảng Nam |
Văn hóa TP. Hồ Chí Minh |
Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam |
UBND xã Ch'Ơm |
Văn hóa xã hội |
12/2012 |
28 |
Alăng Thị Thiếu |
|
10/2/1984 |
Cơ Tu |
Bhalêê, Tây Giang, Quảng Nam |
Kinh tế Đà Nẵng |
Ngân hàng |
UBND xã Atiêng |
Kinh tế |
12/2012 |
29 |
Alăng Muôn |
19/5/1982 |
|
Cơ Tu |
Bhalêê, Tây Giang, Quảng Nam |
Bách khoa Đà Nẵng |
Kinh tế XD và Quản lý Dự án |
UBND xã Tr'Hy |
Văn hóa xã hội |
12/2012 |
30 |
Hồ Cởi |
15/12/1983 |
|
Vân Kiều |
Anông, Tây Giang, Quảng Nam |
Sư phạm Huế |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Bhalêê |
Văn hóa xã hội |
12/2012 |
|
TỈNH QUẢNG NGÃI: 53 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Ba Tơ: 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Phạm Văn Thiết |
02/9/1982 |
|
Kinh |
Ba Vì, Ba Tơ, Quảng Ngãi |
Văn hóa Hà Nội |
Văn hóa quần chúng |
UBND xã Ba Tiêu |
Kinh tế |
15/7/2012 |
2 |
Nguyễn Anh Khoa |
07/6/1985 |
|
Kinh |
Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Giáo dục chính trị |
UBND xã Ba Điền |
Kinh tế |
15/7/2012 |
3 |
Nguyễn Hương Sa |
|
05/4/1988 |
Kinh |
Đức Chánh, Mộ Đức, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Lịch sử |
UBND xã Ba Cung |
Kinh tế |
15/7/2012 |
4 |
Lê Thị Trâm |
|
14/12/1985 |
Kinh |
Nghĩa Hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
Bách khoa TP. Hồ Chí Minh |
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp |
UBND xã Ba Bích |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
5 |
Nguyễn Văn An |
12/12/1982 |
|
Kinh |
Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi |
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
Kinh tế |
UBND xã Ba Liên |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
6 |
Nguyễn Thành Chung |
17/01/1987 |
|
Kinh |
Ba Động, Ba Tơ, Quảng Ngãi |
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh |
Lịch sử |
UBND xã Ba Động |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
7 |
Nguyễn Nhất Duy |
14/11/1985 |
|
Kinh |
Ba Vì, Ba Tơ, Quảng Ngãi |
Nông nghiệp Hà Nội |
Môi trường |
UBND xã Ba Vì |
Kinh tế |
15/7/2012 |
8 |
Nguyễn Quang Cừ |
15/01/1986 |
|
Kinh |
Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi |
Dân lập Văn lang |
Công nghệ sinh học |
UBND xã Ba Trang |
Văn hóa-Xã hội |
15/7/2012 |
9 |
Lê Bá Độ |
20/6/1986 |
|
Kinh |
Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi |
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh |
Địa lý Kinh tế và Phát triển vùng |
UBND xã Ba Khâm |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
10 |
Phạm Thị Yến Thảo |
|
26/11/1987 |
Kinh |
Thị trấn La Hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
Hệ thống thông tin kinh tế |
UBND xã Ba Chùa |
Kinh tế |
15/7/2012 |
11 |
Lê Trung Cường |
23/02/1982 |
|
Kinh |
Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi |
Kinh tế Đà Nẵng |
Kinh tế chính trị |
UBND xã Ba Lế |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
12 |
Nguyễn Chí Duy Minh Phụng |
02/11/1984 |
|
Kinh |
Thị trấn Ba Tơ, Ba Tơ, Quảng Ngãi |
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
Kế toán |
UBND xã Ba Nam |
Kinh tế |
15/7/2012 |
13 |
Nguyễn Thị Thanh Phước |
|
19/01/1986 |
Kinh |
Đức Hòa, Mộ Đức, Quảng Ngãi |
ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh |
Kế toán |
UBND xã Ba Vinh |
Kinh tế |
15/7/2012 |
14 |
Vũ Xuân Hiệp |
06/01/1987 |
|
Kinh |
Hành Phước, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi |
Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh |
Công nghệ ô tô |
UBND xã Ba Giang |
Kinh tế |
15/7/2012 |
15 |
Nguyễn Đức Tiên |
8/10/1982 |
|
Kinh |
Tịnh Châu, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
ĐH Nông nghiệp I |
Quản lý đất đai |
UBND xã Ba Ngạc |
Kinh tế |
15/7/2012 |
16 |
Phạm Quang Dũng |
14/5/1982 |
|
Kinh |
Bình Minh, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Đại học Thủy sản |
Kỹ sư khai thác Hàng hải thủy sản |
UBND xã Ba Thành |
Kinh tế |
15/7/2012 |
17 |
Cao Vương Quý |
24/02/1987 |
|
Kinh |
Đức Chánh, Mộ Đức, Quảng Ngãi |
Đại học Đông Á |
Công nghệ kỹ thuật điện - điện công nghiệp |
UBND xã Ba Dinh |
Văn hóa - Xã hội |
01/02/2013 |
II |
Huyện Minh Long: 04 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Trịnh Đình Nghiệp |
6/12/1987 |
|
Hre |
Long Mai, Minh Long, Quảng Ngãi |
Sư phạm Đà Nẵng |
Tâm Lý học |
UBND xã Long Môn |
Kinh tế |
15/7/2012 |
18 |
Phan Duy |
15/02/1987 |
|
Kinh |
Hành Dũng, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi |
Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP. HCM |
Địa lý Kinh tế và Phát triển vùng |
UBND xã Long Mai |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
19 |
Trần Thị Hồng Sâm |
|
21/9/1988 |
Kinh |
Nghĩa Trung, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
Dân lập Văn Lang |
Kế toán |
UBND xã Thanh An |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
20 |
Nguyễn Đăng Vinh |
04/9/1988 |
|
Kinh |
Hành Phước, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi |
Dân lập Văn Lang |
Công nghệ và Quản lý môi trường |
UBND xã Long Sơn |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
III |
Huyện Sơn Hà: 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Đặng Hữu Hoàng |
17/12/1986 |
|
Kinh |
Sơn Hạ, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Điện tử - Viễn thông |
UBND xã Sơn Thượng |
Kinh tế |
15/7/2012 |
22 |
Đinh Tuấn Kiệt |
22/5/1984 |
|
Hre |
Sơn Hạ, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Kinh tế Đà Nẵng |
Kinh tế chính trị |
UBND xã Sơn Giang |
Kinh tế |
15/7/2012 |
23 |
Đinh Quang Mười |
19/8/1989 |
|
Hre |
Sơn Hạ, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Nông lâm Huế |
Khuyến nông và Phát triển nông thôn |
UBND xã Sơn Bao |
Kinh tế |
15/7/2012 |
24 |
Đinh Thị Biên |
|
02/10/1988 |
Hre |
Sơn Thủy, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Nông lâm Huế |
Nông học |
UBND xã Sơn Thủy |
Kinh tế |
15/7/2012 |
25 |
Trần Đình Vũ |
07/7/1984 |
|
Kinh |
Bình Tân, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Nha Trang |
Công nghệ thực phẩm |
UBND xã Sơn Cao |
Kinh tế |
15/7/2012 |
26 |
Dương Đình Cường |
20/3/1986 |
|
Kinh |
Tịnh Hòa, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
Kinh tế quốc dân |
Kinh tế |
UBND xã Sơn Trung |
Kinh tế |
15/7/2012 |
27 |
Lê Thị Thanh Điểm |
|
13/11/1982 |
Kinh |
TT Sơn Tịnh, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh |
Sinh học |
UBND xã Sơn Nham |
Kinh tế |
15/7/2012 |
28 |
Đinh Thị Minh Quy |
|
22/3/1986 |
Hre |
Sơn Hải, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Sư phạm Lịch sử |
UBND xã Sơn Hải |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
29 |
Đinh Văn Phú |
08/8/1987 |
|
Hre |
Sơn Thủy, Sơn Hà, Quảng Ngãi |
Kinh tế Huế |
Kinh tế |
UBND xã Sơn Ba |
Văn hóa-Xã hội |
15/7/2012 |
IV |
Huyện Sơn Tây: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30 |
Trần Thị Tuyết Trinh |
|
10/02/1988 |
Kinh |
Hành Thịnh, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi |
Nông lâm TP. Hồ Chí Minh |
Nông học |
UBND xã Sơn Tịnh |
Kinh tế |
15/7/2012 |
31 |
Trương Quang Thơ |
01/7/1986 |
|
Kinh |
Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
ĐH Mỏ TP. Hồ Chí Minh |
Xã hội học |
UBND xã Sơn Dung |
Kinh tế |
15/7/2012 |
32 |
Trương Thị Lệ Thu |
|
12/6/1982 |
Kinh |
Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi |
ĐH Mở Bán công TP. Hồ Chí Minh |
Đông Nam Á học |
UBND xã Sơn Long |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
33 |
Tạ Thị Thảo |
|
02/10/1985 |
Kinh |
Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Sơn Màu |
Kinh tế |
15/7/2012 |
34 |
Đỗ Minh Vương |
2/4/1987 |
|
Kinh |
Tịnh Thọ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
Đông Á |
Kế toán |
UBND xã Sơn Bua |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
35 |
Phạm Thị Thùy Dương |
|
20/8/1987 |
Kinh |
TT Sơn Tịnh, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh |
Kế toán |
UBND xã Sơn Mùa |
Kinh tế |
15/7/2012 |
36 |
Dương Văn Lực |
29/01/1987 |
|
Kinh |
Đức Lợi, Mộ Đức, Quảng Ngãi |
Quang Trung |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Sơn Lập |
Kinh tế |
15/7/2012 |
37 |
Nguyễn Đắc Hoanh |
26/4/1983 |
|
Kinh |
Bình Khương, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
ĐH Đà Lạt |
Du lịch |
UBND xã Sơn Liên |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
V |
Huyện Tây Trà: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
38 |
Lê Minh Vương |
25/6/1986 |
|
Kinh |
Bình Mỹ, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh |
Khoa học môi trường |
UBND xã Trà Xinh |
Kinh tế |
15/7/2012 |
39 |
Đỗ Thị Lành |
|
15/02/1989 |
Kinh |
Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Đà Lạt |
Lịch sử |
UBND xã Trà Nham |
Kinh tế |
15/7/2012 |
40 |
Lê Thị Phụng |
|
21/9/1989 |
Kinh |
TT Trà Xuân, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh |
Khoa học môi trường |
UBND xã Trà Khê |
Kinh tế |
15/7/2012 |
41 |
Nguyễn Thị Phụng |
|
26/02/1987 |
Kinh |
Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Kế toán |
UBND xã Trà Lãnh |
Kinh tế |
15/7/2012 |
42 |
Đỗ Thị Nữ |
|
25/01/1987 |
Kinh |
Trà Phú, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Duy Tân |
Kế toán - Kiểm toán |
UBND xã Trà Trung |
Kinh tế |
15/7/2012 |
43 |
Nguyễn Thị Tiên Hà |
|
13/10/1988 |
Kinh |
TT Trà Xuân, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Kinh tế Đà Nẵng |
Kế toán |
UBND xã Trà Thanh |
Kinh tế |
15/7/2012 |
44 |
Tiểu Viết Phương |
19/4/1987 |
|
Kinh |
Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Quy Nhơn |
Hóa học |
UBND xã Trà Thọ |
Văn hóa - Xã hội |
15/7/2012 |
45 |
Phạm Hùng Thanh |
27/6/1986 |
|
Kinh |
Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
ĐH KH Huế |
Địa chất |
UBND xã Trà Quân |
Kinh tế |
15/7/2012 |
VI |
Huyện Trà Bồng: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
46 |
Đặng Thị Quý |
|
10/5/1989 |
Kinh |
TT Trà Xuân, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Công nghiệp Hà Nội |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Trà Giang |
Kinh tế |
15/7/2012 |
47 |
Hồ Thị Liễu |
|
30/10/1987 |
Kor |
Trà Lâm, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Kinh tế Đà Nẵng |
Ngân hàng |
UBND xã Trà Lâm |
Kinh tế |
15/7/2012 |
48 |
Nguyễn Hồng Trà |
16/10/1984 |
|
Kinh |
TT Trà Xuân, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Kinh tế Đà Nẵng |
Tài chính - Tín dụng |
UBND xã Trà Hiệp |
Kinh tế |
15/7/2012 |
49 |
Trần Đình Lợi |
28/2/1984 |
|
Kinh |
Trà Bình, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh |
Kế toán |
UBND xã Trà Tân |
Kinh tế |
15/7/2012 |
50 |
Bùi Quang Kha |
15/9/1986 |
|
Kinh |
Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và công nghiệp |
UBND xã Trà Sơn |
Kinh tế |
15/7/2012 |
52 |
Nguyễn Thanh Tuấn |
20/8/1983 |
|
Kinh |
Trà Xuân, Trà Bồng, Quảng Ngãi |
Bách khoa Đà Nẵng |
Cơ khí chế tạo máy |
UBND xã Trà Thủy |
Kinh tế |
15/7/2012 |
53 |
Võ Văn Tiến |
10/01/1983 |
|
Kinh |
Bình Phước, Bình Sơn, Quảng Ngãi |
Đại học Khoa học Huế |
Cử nhân Khoa học, ngành Vật lý |
UBND xã Trà Bùi |
Kinh tế |
15/7/2012 |
|
TỈNH BÌNH ĐỊNH: 20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Vân Canh: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trần Thị Trang |
|
15/02/1986 |
Chăm |
Canh Hiệp, Vân Canh, Bình Định |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Canh Hiệp |
Kinh tế |
16/7/2012 |
2 |
Phan Thế Duy |
12/04/1987 |
|
Kinh |
Cát Minh, Phù Cát, Bình Định |
Quang Trung |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Canh Hòa |
Kinh tế |
16/7/2012 |
3 |
Phan Trọng Thảo |
20/10/1986 |
|
Kinh |
Phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định |
Quy Nhơn |
Nông học |
UBND xã Canh Hiển |
Kinh tế |
16/7/2012 |
4 |
Trần Xuân Lợi |
20/10/1986 |
|
Kinh |
Cát Tài, Phù Cát, Bình Định |
Quang Trung |
Quản trị nhân lực |
UBND xã Canh Liên |
Văn hóa - Xã hội |
16/7/2012 |
5 |
Lê Thị Kim Anh |
|
01/7/1988 |
Kinh |
Số 65/9A, đường 1/5, thành phố Quy Nhơn, Bình Định |
Quy Nhơn |
Ngữ văn |
UBND xã Canh Thuận |
Văn hóa - Xã hội |
16/7/2012 |
II |
Huyện Vĩnh Thạnh: 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đinh Khư |
03/4/1987 |
|
Bana |
Thị trấn Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Vĩnh Kim |
Kinh tế |
16/7/2012 |
2 |
Dương Thị Hằng |
|
20/04/1988 |
Kinh |
Thị trấn Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Quang Trung |
Kế toán |
UBND xã Vĩnh Thuận |
Kinh tế |
16/7/2012 |
3 |
Trần Trọng Kim |
10/2/1985 |
|
Kinh |
Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Bách khoa Đà Nẵng |
Công nghệ thông tin |
UBND xã Vĩnh Sơn |
Kinh tế |
16/7/2012 |
4 |
Trịnh Bảo Luân |
15/06/1984 |
|
Kinh |
Thị trấn Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Kiến trúc Hà Nội |
Xây dựng dân dụng và công nghiệp |
UBND xã Vĩnh Quang |
Kinh tế |
16/7/2012 |
5 |
Nguyễn Đức Diện |
12/8/1985 |
|
Kinh |
Thị trấn Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Quang Trung |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Vĩnh Hảo |
Văn hóa - Xã hội |
16/7/2012 |
6 |
Bùi Thị Hiền |
|
26/9/1989 |
Kinh |
Vĩnh Hảo, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Quy Nhơn |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã Vĩnh Hiệp |
Văn hóa - Xã hội |
16/7/2012 |
7 |
Đinh Trinh |
02/01/1984 |
|
Bana |
Vĩnh Thuận, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp |
UBND xã Vĩnh Hòa |
Văn hóa - Xã hội |
16/7/2012 |
III |
Huyện An Lão: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Phạm Văn Độ |
30/10/1988 |
|
Kinh |
An Hòa, An Lão, Bình Định |
Quy Nhơn |
Sư phạm Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp |
UBND xã An Tân |
Kinh tế |
16/7/2012 |
2 |
Nguyễn Trọng Tuấn |
12/4/1989 |
|
Kinh |
Thị trấn An Lão, An Lão, Bình Định |
Duy Tân |
Tài chính - Ngân hàng |
UBND xã An Trung |
Kinh tế |
16/7/2012 |
3 |
Nguyễn Lê Thuần |
08/03/1989 |
|
Kinh |
An Hòa, An Lão, Bình Định |
Quy Nhơn |
Trồng trọt |
UBND xã An Hưng |
Kinh tế |
16/7/2012 |
4 |
Võ Văn Chương |
22/12/1986 |
|
Kinh |
An Hòa, An Lão, Bình Định |
Yersin Đà Lạt |
Quản trị kinh doanh |
UBND xã An Quang |
Kinh tế |
16/7/2012 |
5 |
Đinh Thị Diêu |
|
04/03/1984 |
Hrê |
An Dũng, An Lão, Bình Định |
Bách khoa Đà Nẵng |
Kinh tế xây dựng & Quản lý Dự án |
UBND xã An Dũng |
Kinh tế |
16/7/2012 |
6 |
Phạm Trạng |
8/5/1988 |
|
Kinh |
Xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định |
Văn Hiến |
Xã hội học |
UBND xã An Nghĩa |
Kinh tế |
16/7/2012 |
7 |
Đinh Văn H'Lác |
01/01/1986 |
|
Hrê |
An Vinh, An Lão, Bình Định |
Quy Nhơn |
Lịch sử |
UBND xã An Vinh |
Kinh tế |
16/7/2012 |
8 |
Nguyễn Xuân Đào |
10/8/1985 |
|
Kinh |
Phước Hòa - Tuy Phước - Bình Định |
Nông nghiệp Hà Nội |
Chăn nuôi thú y |
UBND xã An Toàn |
Kinh tế |
20/12/2012 |
|
TỈNH NINH THUẬN: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Bác Ái: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cao Thị Thanh Huyền |
|
7/10/1987 |
Kinh |
Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận |
Đại học Đà Lạt |
Nông học |
UBND xã Phước Chính |
Kinh tế |
23/3/2012 |
2 |
Nguyễn Quốc Hoàn |
1/6/1986 |
|
Kinh |
Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận |
Dân lập Phú Xuân |
Lịch sử |
UBND xã Phước Hòa |
Kinh tế |
23/3/2012 |
3 |
Nguyễn Cảnh Tài |
26/12/1985 |
|
Kinh |
Phước Đại, Bác Ái, Ninh Thuận |
Đại học Vinh |
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND xã Phước Thành |
Kinh tế |
23/3/2012 |
4 |
Phạm Phùng Bảo Châu |
26/09/1983 |
|
Kinh |
Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận |
Nông lâm TP. Hồ Chí Minh |
Quản lý đất đai |
UBND xã Phước Bình |
Kinh tế |
23/3/2012 |
5 |
Tain Thị Nhít |
|
1987 |
Raglai |
Phước Trung, Bác Ái, Ninh Thuận |
Đại học Đà Lạt |
Văn hóa học |
UBND xã Phước Trung |
Văn hóa xã hội |
23/3/2012 |
6 |
Nguyễn Thị Ngọc Linh |
|
25/05/1986 |
Kinh |
Lâm Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận |
Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh |
Kinh tế và quản lý công |
UBND xã Phước Tiến |
Kinh tế |
23/3/2012 |
7 |
Pi Lao Thị Thuynh |
|
17/11/1985 |
Raglai |
Phước Đại, Bác Ái, Ninh Thuận |
Đại học Đà Lạt |
Sư phạm ngữ văn |
UBND xã Phước Đại |
Văn hóa xã hội |
23/3/2012 |
8 |
Tạ Yên Thị Lâm Hội |
|
11/9/1989 |
Raglai |
Phước Đại, Bác Ái, Ninh Thuận |
Văn hóa TP. Hồ Chí Minh |
Văn hóa dân tộc thiểu số VN |
UBND xã Phước Thắng |
Văn hóa xã hội |
23/3/2012 |
|
TỈNH KON TUM: 18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Tu Mơ Rông: 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trần Bảo Vi Sa |
|
6/8/1989 |
Kinh |
Xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Đắk Hà |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
2 |
A Dũng |
25/11/1985 |
|
Xê đăng |
Đăk Na, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Nông Lâm |
Quản lý tài nguyên rừng |
UBND xã Đắk Na |
Nông lâm - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
3 |
Y Loan |
|
13/11/1986 |
Xê đăng |
Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Tê Xăng |
Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
4 |
Nông Thị Hạnh |
|
26/9/1987 |
Thái |
Thị trấn Đắk Tô, Đắk Tô, Kon Tum |
Học viện Hành chính |
Hành chính học |
UBND xã Văn Xuôi |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
5 |
A Tuấn |
16/10/1985 |
|
Xê đăng |
Tu Mơ Rông, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Tu Mơ Rông |
Nông lâm - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
6 |
A Róc |
25/8/1987 |
|
Xê đăng |
Măng Ri, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Măng Ri |
Văn phòng - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
7 |
A Biên |
15/12/1983 |
|
Xê đăng |
Ngọc Lây, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Ngọc Lây |
Nông lâm - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
8 |
Y Bối |
2/9/1985 |
|
Xê đăng |
Tu Mơ Rông, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Đắk Tờ Kan |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
9 |
A Vôn |
5/2/1984 |
|
Xê đăng |
Đắk Sao, Tu Mơ Rông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Đắk Rờ Ông |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
10 |
Phạm Duy Linh |
12/2/1988 |
|
Mường |
Cẩm Long, Cẩm Thủy, Thanh Hóa |
Đại học Huế |
Kinh tế Nông lâm |
UBND xã Ngọc Yêu |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
II |
Huyện Kon Plông: 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Trần Bảo Vân Đài |
|
6/8/1989 |
Kinh |
Xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Đắk Tăng |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
12 |
A Xuyến |
3/18/1984 |
|
Hre |
Thị trấn Đắk Rve, Kon Rẫy, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Đắk Ring |
Kinh tế xây dựng - Nông lâm |
05/3/2012 |
13 |
Võ Tấn Hùng |
20/10/1980 |
|
Kinh |
172 Bà Triệu, thành phố Kon Tum, Kon Tum |
Đại học Luật TPHCM |
Luật |
UBND xã Ngọc Tem |
Kinh tế xây dựng - Nông lâm |
05/3/2012 |
14 |
Đinh Thị Hạnh |
|
27/7/1984 |
Hre |
Xã Hiếu, Kon Plông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Pờ Ê |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
15 |
A Dân |
28/10/1986 |
|
Xê đăng |
Xã Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Măng Bút |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
16 |
Bùi Thị Việt |
|
18/6/1987 |
Mường |
Xã Đắk Kan, Ngọc Hồi, Kon Tum |
Đại học Luật |
Luật |
UBND xã Đắk Nên |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
17 |
A Rù |
1/12/1985 |
|
Mơ Nâm |
Xã Măng Cành, Kon Plông, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND xã Măng Cành |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
18 |
Đinh Thị Ngân |
|
1/11/1982 |
Mơ Nâm |
Thị trấn Đắk Rve, Kon Rẫy, Kon Tum |
Đại học Đà Nẵng |
Kinh tế phát triển |
UBND Xã Hiếu |
Văn hóa xã hội - Xóa đói giảm nghèo |
05/3/2012 |
|
TỈNH LÂM ĐỒNG: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Đam Rông: 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trương Hữu Tư |
19/01/1984 |
|
Kinh |
57 Đông Tỉnh, Thành phố Đà Lạt |
Kinh tế Huế |
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn |
UBND xã Đạ Long |
Văn hóa xã hội |
12/3/2012 |
2 |
Võ Văn Bền |
15/08/1987 |
|
Kinh |
Đạ Rsal, Đam Rông, Lâm Đồng |
Đại học Nha Trang |
Nuôi trồng thủy sản |
UBND xã Đạ M'Rông |
Kinh tế |
12/3/2012 |
3 |
Hoàng Trần Phú Hưng |
7/9/1986 |
|
Nùng |
Đinh Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng |
Đại học Tây Nguyên |
Thú y |
UBND xã Phi Liêng |
Kinh tế |
12/3/2012 |
4 |
Lơ Mu Ha Póh |
8/5/1987 |
|
Cil |
Đạ M'Rông, Đam Rông, Lâm Đồng |
Đại học Đà Lạt |
Kế toán |
UBND xã Rô Men |
Văn hóa xã hội |
12/3/2012 |
5 |
Liêng Hót HaLin |
15/04/1981 |
|
Cil |
Đạ Tông, Đam Rông, Lâm Đồng |
Đại học Tây Nguyên |
Quản lý đất đai |
UBND xã Liêng Srônh |
Kinh tế |
12/3/2012 |
Danh sách này có 580 đội viên Dự án./.