ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 144/BC-UBDT
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 11 năm 2016
|
BÁO CÁO
KẾT
QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NĂM 2016 VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM 2017
Phúc đáp Công văn số 2310/BNG-CNV-m ngày 13/10/2016
của Bộ Ngoại giao về việc báo cáo kết quả công tác đối ngoại năm 2016 và kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2017, Ủy ban Dân tộc báo cáo như sau:
I. Bối cảnh
Năm 2016, tình hình quốc tế tiếp tục có diễn biến
phức tạp, trong xu thế liên kết, hợp tác và ràng buộc lẫn nhau, các nước chú trọng
hướng ngoại, trong đó hợp tác song phương là trục chính trong chính sách đối
ngoại, hợp tác đa phương là quan trọng để giải quyết
những vấn đề chung. Năm 2016 là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII và bước vào Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, nước ta tiếp tục hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng; đồng thời phải thực hiện cam kết các Hiệp định đã
ký. Trong bối cảnh môi trường hòa bình, an ninh trong khu vực diễn biến phức tạp,
kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng từ vấn nạn khủng bố; mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc;
và vấn nạn di cư; dẫn đến công tác dân tộc dần trở thành trọng tâm, chìa khóa để
phòng ngừa và giải quyết các bất ổn chính trị, mâu thuẫn quốc tế. Hiện nay trong Việt Nam nói riêng và
trong khu vực ASEAN nói chung chưa có những mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo
nghiêm trọng như khu vực Trung Đông và Châu Âu, tuy nhiên việc chủ động triển
khai hợp tác công tác dân tộc trong khu vực ASEAN sẽ giúp cho Việt Nam cũng như
các nước trong khu vực chủ động phòng ngừa nhưng bất ổn có thể xảy ra liên quan
đến các dân tộc thiểu số. Qua đó quảng bá đến toàn thế giới về một ASEAN hài
hòa thống nhất các dân tộc, góp phần ổn định an ninh chính trị trong khu vực.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nước, kiên trì xây dựng lòng tin chiến lược - sự tin cậy lẫn nhau bền
vững lâu dài - trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc
và Luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng
cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và tăng cường hợp
tác với các đối tác; ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền
thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc
hơn quan hệ với các đối tác toàn diện, đối tác chiến lược đã ký với Việt Nam.
Ủy ban Dân tộc
đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt các nội dung, chương trình đã
đề ra góp phần vào sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước trong công tác hội nhập
quốc tế nói chung và công tác đối ngoại nói riêng.
II. Kết quả triển khai công tác
đối ngoại năm 2016
1. Đánh giá kết quả triển khai
hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế
Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và
hiệu quả” trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, Ủy ban Dân tộc chủ trương nghiên cứu, thiết lập,
duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ quốc tế không chỉ nhằm học hỏi, chia
sẻ kinh nghiệm, mà còn tuyên truyền, quảng bá và khẳng định đường lối, chính
sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu,
ưu tiên xây dựng phát triển và duy trì mở rộng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với
các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN, và các tổ chức quốc tế khác đã có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Đẩy
mạnh quan hệ, hợp tác quốc tế thông qua các diễn đàn đối thoại, tìm kiếm, tranh
thủ các nguồn lực của các quốc gia, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hỗ trợ, viện trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc
thiểu số và miền núi Việt Nam với mục tiêu: Xóa đói giảm nghèo; bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; phát triển giáo dục, nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường
và phát triển tài nguyên thiên nhiên.
Trên cơ sở Nghị quyết và nhiệm vụ Chính phủ giao, Ủy ban Dân tộc đã chủ động xây dựng Chương trình hành động của Ủy ban về Hội nhập quốc tế, ngay sau khi Chính
phủ ban hành Nghị Quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo các Vụ, đơn vị xây dựng
nội dung, chương trình hành động của Ủy ban
và đã ban hành quyết định số 358/QĐ-UBDT ngày 17/9/2014 của Bộ trưởng, chủ nhiệm
UBDT về Chương trình hành động của Ủy ban
Dân tộc về hội nhập quốc tế giai đoạn 2014 - 2020.
Thực hiện Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 7/1/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban
Dân tộc phối hợp các Bộ, ngành và các tỉnh thành phố đẩy mạnh triển khai thực
hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013
của Thủ tướng Chính phủ về Đề án
"Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số" (gọi tắt là Đề án 2214).
2. Các kết quả cụ thể
a) Công tác tổ chức và quản lý Đoàn ra
Năm 2016, Ủy ban
Dân tộc tổ chức 07 đoàn ra:
- Tổ chức đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ ngày 21 đến
ngày 27/4/2016.
- Tổ chức Đoàn cán bộ, giảng viên sang Lào tham gia
giảng dạy lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức đang
công tác tại các cơ quan ban, ngành và địa phương của tỉnh Sạ La Văn, CHDCND
Lào do UBTƯMT Lào xây dựng đất nước tổ chức từ ngày 20 đến ngày 31/3/2016.
- Tổ chức Đoàn công chức, viên chức đi học tập và
làm việc tại Nhật Bản từ ngày 3 đến ngày 8/6/2016.
- Cử công chức tham gia đoàn công tác của Ban Tổ chức
Trung ương, đi nghiên cứu, khảo sát: “Kinh nghiệm về quản lý xã hội” tại Trung
Quốc từ ngày 22 đến ngày 31/5/2016
- Tổ chức đoàn học viên tham gia lớp đào tạo về
chính sách và thực tiễn phát triển dân tộc thiểu số cho các nước đang phát triển
tại Trung Quốc từ ngày 28/6/2016 đến 18/7/2016.
- Tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc tại Thái
Lan theo Thỏa thuận Hợp tác từ ngày 22-28/8/2016, tại cuộc Hội đàm với Cục Phát
triển và Phúc lợi xã hội Thái Lan tập trung trao đổi về các vấn đề dân tộc như:
Dân tộc xuyên biên giới, các nhóm dân tộc di chuyển tại khu vực biên giới các quốc gia, xuyên quốc
gia, xuyên lục địa; các dự án phát triển dân tộc thiểu số (DTTS) của Việt Nam
và Thái Lan, xu hướng phát triển hài hòa giữa các dân tộc và giữa các dân tộc với
thiên nhiên; các chính sách phát triển DTTS đồng hành với bảo tồn văn hóa, bảo
vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng.
- Tổ chức đoàn công tác của Lãnh đạo Ủy ban thăm và làm việc tại Myanmar theo Thỏa
thuận Hợp tác từ ngày 05 đến ngày
10/9/2016. Tại phiên Hội đàm song phương giữa Ủy
ban Dân tộc và Bộ các vấn đề Biên giới do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Đinh Quế Hải và Thiếu tướng, Thứ trưởng Than
Htut đồng chủ trì, Hai Bên đã trao đổi các thông tin về hợp tác trong lĩnh vực
công tác dân tộc thời gian qua; Trao đổi,
chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc
của mỗi nước; đồng thời thống nhất đưa công tác dân tộc vào chương trình nghị sự
của ASEAN.
b) Công tác tổ chức và quản lý Đoàn vào
Năm 2016, Ủy ban
Dân tộc tổ chức đón 03 Đoàn vào chính thức:
- Từ ngày 1/6 đến ngày 5/6/2016, tổ chức đón Đoàn đại
biểu cấp cao của Ủy ban Dân tộc Nhà nước
Trung Quốc sang thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc do ông Lý Chiêu, Phó chủ
nhiệm làm trưởng đoàn.
- Từ ngày 24 đến ngày 30/6/2016 đón Đoàn cấp Vụ thuộc
Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất
nước sang thăm và làm việc theo Thỏa thuận hợp tác; đồng thời chuẩn bị nội
dung, chương trình đón Đoàn cấp Vụ của Ủy
ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước sang bồi dưỡng kiến thức về công
tác dân tộc.
- Tổ chức đón đoàn cấp cao của Bộ Lễ nghi và Tôn
giáo Vương quốc Campuchia do do ông Sos Mousine, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân
dân Campuchia, Quốc Vụ khanh Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia làm Trưởng đoàn từ
ngày 03 đến ngày 07/10/2016.
- Dự kiến đón đoàn cấp cao của Bộ các vấn đề biên
giới Cộng hòa Liên bang Myanmar do ông Than Htut, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ
các vấn đề biên giới Myanmar làm Trưởng đoàn từ ngày 16 đến ngày 21/11/2016.
Ngoài ra Ủy ban
Dân tộc còn tổ chức đón các đoàn đột xuất khác như:
- Tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp
cao Mặt trận Lào xây dựng đất nước thăm
và làm việc với Ủy ban Dân tộc
(30/8/2016) do Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đề nghị.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ và các Vụ, đơn vị liên
quan chuẩn bị kế hoạch tiếp và làm việc với
Đoàn công tác của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 13-14/9 năm
2016.
- Phối hợp với Trường Cán bộ Dân tộc làm việc với
Đoàn Công tác của Bộ Nội vụ Lào sang thăm và làm việc tại Trường Cán bộ Dân tộc.
c) Công tác ký kết thỏa thuận quốc tế năm 2016
Ngoài việc thực hiện các Thỏa thuận Quốc tế do Ủy ban Dân tộc đã ký với Ủy ban Trung ương Mặt
trận Lào xây dựng đất nước, Bộ các vấn đề biên giới Myanmar, Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc
Thái Lan, Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung
Quốc, năm 2016, Ủy ban Dân tộc không ký kết Điều ước quốc tế,Thỏa thuận quốc tế
nào.
d) Tiếp và làm việc với các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tiếp nhiều đoàn khách quốc tế tới thăm
và làm việc, nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh
vực công tác dân tộc:
- Ngày 15/1/2016 UBDT tiếp và làm việc với đoàn tiền trạm Bộ Ngoại giao và Thương
mại Australia về chương trình kế hoạch viện trợ về công tác bình đẳng giới
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực giai đoạn 2016-2020
- Ngày 18/1/2016 Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT tiếp và
làm việc với Đoàn Đại sứ nước CH Ai-len tại Việt Nam.
- Ngày 23/2/2016, Ủy
ban Dân tộc tiếp và làm việc với với bà Yoshimi Nishino, Trưởng phòng
Chính sách Xã hội và Quản trị, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) về hỗ trợ
xây dựng và thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020.
- Ngày 5/4/2016 UBDT tiếp và làm việc với Đoàn đánh
giá độc lập thay mặt Bộ Ngoại giao và Thương mại Ai Len và Đại sứ quán Ai Len tại
Việt Nam về chiến lược hỗ trợ quốc gia của CH Ai Len tại Việt Nam trong giai đoạn
2011 - 2015.
- Ngày 28/4/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp và làm
việc với bà Victoria Kwakwa, Phó Tổng Giám đốc vùng Đông Á Thái Bình Dương,
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB).
- Từ ngày 04-19/5/2016, tham gia làm việc với Ngân
hàng Thế giới và các Bộ ngành liên quan trong thời gian đoàn xác định dự án của
Ngân hàng Thế giới làm việc tại Việt Nam.
- Ngày 23/5/2016, tổ chức buổi làm việc với Ngân
hàng thế giới tại Việt Nam về dự án Luật Dân tộc.
- Ngày 24/5/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp và làm
việc với Bà Cait Moran, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ai Len tại Việt
Nam.
- Ngày 17/6/2016 Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã tiếp
Ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam, nhằm trao đổi hợp tác giữa
WB với Ủy ban Dân tộc giai đoạn
2016-2020;
e) Công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo
quốc tế
- Ngày 22/01/2016, Ủy
ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Viện trợ Ai Len tổ
chức Hội thảo kỹ thuật góp ý dự thảo Báo cáo khả thi và Thông tư hướng dẫn thực
hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.
- Ngày 31/3/2016, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với tổ chức Oxfam đã tổ
chức Hội thảo hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Dân tộc.
- Từ ngày 11 đến 12/4, tại TP. Hải Phòng, Ủy ban Dân tộc phối hợp với cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ
nữ (UN Women) đã tổ chức lớp tập huấn “nâng cao năng lực về lồng ghép giới
trong xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình 135 và các chính sách dân tộc
trong vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020”;
nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao trình độ về lồng ghép giới cho cán bộ, công chức,
viên chức Ủy ban Dân tộc trong quá trình
hoạch định và thực thi chính sách.
- Ngày 20/4/2016 tại Hà Nội, UBDT phối hợp với Ngân
hàng Thế giới và Cơ quan Viện trợ Ai Len tổ chức Hội thảo kỹ thuật góp ý dự thảo
Báo cáo khả thi và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương
trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.
- Ngày 21/4/2016 tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo tập huấn “Tiếp
cận nhân học trong triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách dân tộc, giai đoạn 2016-2020”; nhằm giúp cho
cán bộ làm công tác dân tộc có thêm các kỹ năng tiếp cận nhân học; hỗ trợ thúc
đẩy, nâng cao nhận thức về tiếp cận nhân
học trong xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc và các chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, góp phần thực hiện các chương
trình chính sách đạt được hiệu quả, phù hợp hơn đối với đồng bào Dân tộc thiểu
số.
- Ngày 22/4/2016 tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổ chức UNICEF tại
Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ em dân tộc thiểu số từ 0-5
tuổi”; nhằm đánh giá toàn diện các chính sách về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng
như rà soát các chính sách đã thực hiện và đề xuất giải pháp chăm sóc, hỗ trợ
trẻ em trong thời gian tới.
- Ngày 31/5 đến ngày 2/6/2016, tại thành phố Bắc
Giang, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Văn
phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) tại Hà
Nội đã khai giảng khóa Tập huấn giảng dạy thử nghiệm bộ tài liệu “Tiếp cận nhân
học trong công tác dân tộc hiện nay”.
- Dự kiến tháng 12, 2016 sẽ tổ chức Diễn đàn Phát
triển Dân tộc thiểu số năm 2016 với chủ đề: Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số khởi nghiệp. Mục đích của diễn đàn nhằm chia sẻ về kết quả,
kinh nghiệm, bài học về quá trình khởi nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số, đề
xuất nhu cầu hợp tác và huy động hỗ trợ đối qua diễn đàn hàng năm về phát triển
dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc phối hợp với các đối tác đồng tổ chức; Thiết
lập một diễn đàn chia sẻ thông tin, ý kiến và huy động sự tham gia từ cộng đồng
doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, các đối tác phát triển đã và đang tham gia hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh; từ đại diện tổ
chức kinh tế do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ...
f) Khen thưởng đối ngoại
Ủy ban Dân tộc
đã ban hành Quyết định số 154/QĐ-UBDT ngày 7/4/2016 về việc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”
cho 10 cá nhân thuộc Tổ chức Quốc tế đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc của Việt Nam, trao tặng cho
các đối tác ngày 28/7/2016.
Kỷ niệm Chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”
là phần thưởng cao quý nhất của Ngành công tác dân tộc, chính là sự ghi nhận của
UBDT cũng như của Chính phủ Việt Nam đối với những đóng góp hết sức to lớn của
các đối tác quốc tế đối với vùng DTTS Việt Nam.
III. Khó khăn, vướng mắc và đề
xuất, kiến nghị
Công tác dân tộc nói chung và hoạt động đối ngoại
nói riêng trong lĩnh vực dân tộc mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, song
chưa đạt được kết quả như mong muốn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, đó là:
- Vùng dân tộc thiểu số vẫn là vùng khó khăn, tỷ lệ
nghèo cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân tộc sống chủ
yếu ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, giao thông
không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiên tai, khó
khăn trong công tác hỗ trợ nên nguy cơ tái nghèo luôn ở mức cao, hiệu quả xóa
đói giảm nghèo kém bền vững.
- Nhận thức về hội nhập, về cơ chế thị trường và
quan hệ giao lưu, quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số còn
nhiều hạn chế. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa nhạy bén, hình
thức chưa sinh động, hấp dẫn; cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành đôi lúc
còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa được như mong muốn.
- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh còn bộc lộ nhiều
sơ hở, chủ quan; các thế lực thù địch nước ngoài cấu kết với một số phần tử cơ
hội, bất mãn trong nước lợi dụng “dân chủ”,
“nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để móc nối, lôi kéo, kích động người dân tộc thiểu
số đòi ly khai thành lập nhà nước tự trị; tổ chức các tà đạo trái pháp luật, vượt
biên trái phép; chống phá đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta, nên ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động
đối ngoại.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trong hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc đa phần chưa được đào tạo đúng chuyên môn đối ngoại
và số lượng người sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều, đây là trở ngại lớn
cho việc tiếp cận đối tác và nghiên cứu tư liệu.
- Cơ sở vật chất được trang bị còn thiếu, yếu, ảnh
hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại.
Để thực hiện tốt hơn công tác đối ngoại trong thời
gian tới, Ủy ban Dân tộc đề nghị:
Các Bộ, ngành từ trung ương tới địa phương, cần
tăng cường phối hợp hơn nữa trong việc nắm tình hình, cung cấp thông tin và xử
lý thông tin liên quan đến vấn đề dân tộc, để nội dung thông tin có độ chính xác và có tính thời sự cao, đáp ứng
kịp thời công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đề nghị Ban Đối ngoại Trung
ương và Bộ Ngoại giao thường xuyên cung cấp thông tin nhanh cho các Bộ, ngành
và sơ tổng kết 6 tháng và hàng năm. Mặt khác cần tăng cường phát huy vai trò của
các cơ quan không chuyên trách trong công
tác ngoại giao, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng tham gia chiến lược ngoại giao
đa cấp, đa phương và ngoại giao nhân dân,
dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
Tăng cường hỗ trợ Ủy
ban Dân tộc trong việc tìm hiểu, giới thiệu đối tác và tạo điều kiện để
cán bộ Ủy ban Dân tộc được tham gia các chương
trình quốc gia, lớp tập huấn nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cũng như về kinh phí
trong hoạt động đối ngoại.
IV. Phương hướng và dự kiến Kế
hoạch công tác đối ngoại năm 2017
Trọng tâm hoạt động đối ngoại của Ủy ban Dân tộc năm 2017 là tiếp tục triển khai
thực hiện các Thỏa thuận hợp tác, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Thỏa thuận Hợp tác đã ký đồng thời tìm kiếm và ký mới
các Thỏa thuận hợp tác, đặc biệt với các nước trong khối ASEAN.
- Triển khai Đề án “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
công tác dân tộc trong khu vực ASEAN”.Việc triển khai thành công đề án đẩy mạnh
hội nhập quốc tế trong khu vực ASEAN sẽ là dấu mốc quan trọng trong việc khẳng
định sự chủ động của Ủy ban Dân tộc trong
xu thế hội nhập tất yếu của thời đại, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của
Ủy ban Dân tộc trong lĩnh vực công tác
dân tộc trong nước nói riêng và trong khu vực ASEAN nói chung, nâng cao vị thế
cũng như tiếng nói của Ủy ban Dân tộc
trong chính trường, góp phần xây dựng một cộng đồng chung ASEAN hài hòa, đoàn kết
các dân tộc, cũng như quảng bá hình ảnh về một Việt Nam, một ASEAN đa dân tộc,
đa văn hóa, thống nhất cùng phát triển.
- Triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm
trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực công tác dân
tộc, qua đó tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi.
- Kết nối các nhà tài trợ, các đối tác nghiên cứu,
tổ chức hội nghị, hội thảo kỹ thuật, tập huấn... hỗ trợ kỹ thuật xây dựng chính
sách khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai thực hiện Chương trình hành động về về
hội nhập quốc tế và thông tin đối ngoại của Ủy
ban Dân tộc giai đoạn 2014 - 2020.
- Nghiên cứu, hoàn thiện một số nội dung, chương
trình nhằm tuyên truyền quảng bá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; quảng
bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam, qua đó bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam trên thế giới.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các hoạt
động đối ngoại, đảm bảo mở rộng tới đâu, quản lý tốt tới đó.
(Kèm theo Báo cáo Bảng phụ lục thống kê chi tiết
về các hoạt động của các đoàn ra đoàn vào; hội nghị, hội thảo quốc tế; tình hình trao nhận huân, huy chương
có yếu tố người nước ngoài năm 2016 và kế hoạch
hoạt động đối ngoại năm 2017 của Ủy ban
Dân tộc).
Trên đây là báo cáo kết quả công tác đối ngoại năm
2016 và kế hoạch hoạt động đối ngoại năm
2017 của Ủy ban Dân tộc, trân trọng gửi
Quý Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (b/c);
- Cổng thông tin của UBDT;
- Lưu: VT, HTQT (03).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Đinh Quế Hải
|
BẢNG
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN RA NĂM 2017
(Kèm theo Báo cáo
số: 144/BC-UBDT ngày 09/11/2016 của Ủy ban
Dân tộc)
TT
|
Tên đoàn
|
Danh nghĩa đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Số thành viên
|
Đến nước
|
Đối tác làm việc
|
Nội dung hoạt động
|
Số ngày
|
Thời gian thực
hiện
|
Nguồn kinh phí
|
Ghi chú
|
1
|
Đoàn cấp Bộ
trưởng Ủy ban Dân tộc
|
Thực hiện thỏa thuận
hợp tác
|
Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
|
08
|
Trung Quốc
|
Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc
|
Ký lại Thỏa thuận
Hợp tác
|
09
|
Tháng 4/2017
|
- Phía Việt Nam chi trả chi phí đi lại quốc tế, bảo
hiểm, tiền tiêu vặt... từ nguồn kinh phí đoàn ra của Ủy ban Dân tộc.
- Phía Trung Quốc chịu chi phí nội địa
|
|
2
|
Đoàn cấp Thứ
trưởng Ủy ban Dân tộc
|
Thực hiện thỏa thuận
hợp tác
|
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm
|
10
|
Lào
|
Ủy ban
Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước
|
Thực hiện Thỏa thuận
Hợp tác
|
08
|
Tháng 8/2017
|
- Phía Việt Nam chi trả chi phí đi lại quốc tế, bảo
hiểm, tiền tiêu vặt... từ nguồn kinh phí đoàn ra của Ủy ban Dân tộc.
- Phía Lào chịu chi phí nội địa
|
|
3
|
Đoàn cấp Thứ
trưởng Ủy ban Dân tộc
|
Đoàn nghiên cứu
|
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm
|
10
|
Úc và Newzealand
|
- Úc: Bộ…
- Newzealand Bộ phát triển thổ dân Maori, Văn
phòng các vấn đề về dân tộc thiểu số, Ban các quan hệ chủng tộc
|
- Tìm hiểu, trao đổi
về hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và chính sách đối với dân bản địa,
kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội cho các nhóm dân tộc khó khăn,..
|
10
|
Tháng 7/2017
|
Mọi kinh phí do Ủy
ban Dân tộc chi trả
|
|
4
|
Đoàn cấp Thứ
trưởng Ủy ban Dân tộc
|
Đoàn nghiên cứu
|
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm
|
10
|
Đức
|
|
|
|
Tháng 6/2017
|
Mọi kinh phí do Ủy
ban Dân tộc chi trả
|
|
Đơn vị: Ủy ban dân tộc
|
Mẫu số 06
|
BẢNG
THỐNG KÊ
HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ NĂM 2016 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2017
(Kèm theo Báo cáo số: 144/BC-UBDT ngày 09/11/2016 của Ủy ban Dân tộc)
STT
(1)
|
Tên Hội nghị, Hội
thảo quốc tế (2)
|
Số lượng đại biểu
Việt Nam (3)
|
Số lượng đại biểu
có quốc tịch nước ngoài (4)
|
Chủ đề, nội
dung hội nghị, hội thảo
(5)
|
Số ngày (6)
|
Thời gian thực
hiện
(7)
|
Địa điểm tổ chức
(8)
|
Tổng kinh phí
(gồm kinh phí từ ngân sách, do nước
ngoài tài trợ, do nguồn khác)
(9)
|
I. THỐNG KÊ HỘI NGHỊ, HỘI THẢO TỔ CHỨC TRONG
NĂM 2016
|
1
|
Hội thảo kỹ thuật góp ý dự thảo Báo cáo khả thi
và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 -2020
|
40
|
10
|
Góp ý dự thảo Báo cáo khả thi và Thông tư hướng dẫn
thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020
|
01
|
Ngày 22/01/2016
|
Hà Nội
|
Worldbank và UBDT
|
2
|
Hội thảo hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng Luật
Dân tộc
|
45
|
03
|
Góp ý Dự thảo Quyết định Kế hoạch khung hành động
thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểu số
|
01
|
Ngày 31/3/2016
|
Hà Nội
|
Oxfam
|
3
|
Lớp tập huấn: “Nâng cao năng lực lồng về lồng
ghép giới trong xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình 135 và các
chính sách dân tộc trong vùng DTTS giai đoạn 2016 -2020”
|
45
|
0
|
Nâng cao nhận thức về LGG cho cán bộ làm công tác
dân tộc; nâng cao kỹ năng LGG trong việc thực hiện các MDG liên quan đến bình
đẳng giới và năng lực vận động chính sách dân tộc có tính đến nhạy cảm giới
|
02
|
Ngày 11-12/4/2016
|
Hải Phòng
|
UN Women
|
4
|
Hội thảo kỹ thuật góp ý dự thảo Báo cáo khả thi
và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020
|
40
|
5
|
Góp ý dự thảo Báo cáo khả thi và Thông tư hướng dẫn
thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020
|
01
|
Ngày 20/4/2016
|
Hà Nội
|
Worldbank và UBDT
|
5
|
Hội thảo tập huấn: “Tiếp cận nhân học trong triển
khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách dân tộc, giai đoạn 2016 -
2020”
|
68
|
0
|
Nâng cao kỹ năng tiếp cận nhân học cho cán bộ làm
công tác dân tộc; hỗ trợ thúc đẩy, nâng cao nhận thức về tiếp cận nhân học
trong xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2016-2020, góp phần thực hiện các chương trình chính sách đạt được hiệu quả,
phù hợp hơn đối với đồng bào DTTS
|
01
|
Ngày 21/4/2016
|
Hà Nội
|
UNDP
|
6
|
Hội thảo: “Đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ
chăm sóc trẻ em dân tộc thiểu số từ 0-5 tuổi”
|
50
|
3
|
Đánh giá toàn diện các chính sách về chăm sóc, bảo
vệ trẻ em cũng như rà soát các chính sách đã thực hiện và đề xuất giải pháp
chăm sóc, hỗ trợ trẻ em trong thời gian tới
|
01
|
Ngày 22/4/2016
|
Hà Nội
|
UNICEF; UBDT
|
7
|
Khóa tập huấn giảng dạy thử nghiệm bộ tài liệu:
“Tiếp cận nhân học trong công tác dân tộc hiện nay”
|
40
|
0
|
Tiếp cận và trao đổi thảo luận với 3 chuyên đề: Đổi
mới truyền thông trong công tác dân tộc ở cộng đồng; đánh giá nhanh có sự
tham gia của người dân; văn hóa vùng và phát triển
|
03
|
Ngày 31/5 -
2/6/2016
|
Bắc Giang
|
UNESCO; UBDT
|
8
|
Tập huấn nâng cao năng lực về lồng ghép giới, lồng
ghép quyền của Phụ nữ và Trẻ em
|
45
|
02 đại biểu: Hà
Lan, Nhật Bản
|
Tập huấn nâng cao năng lực về lồng ghép giới, lồng
ghép quyền của Phụ nữ và Trẻ em trong
các chính sách, luật liên quan đến DTTS
|
02
|
4-5/10/2016
|
Nhà khách 155
Trích Sài, Hà Nội
|
191,700,000
|
9
|
Hội thảo tham vấn góp ý kết quả báo cáo rà soát
đánh giá phân tích các chính sách pháp luật liên quan đến PN và TE tại Hà Nội
|
55
|
03 đại biểu: Hà
Lan, Nhật Bản, Canada
|
Thông qua kết quả rà soát và xin ý kiến bổ sung
vào báo cáo rà soát đánh giá phân tích các chính sách pháp luật liên quan đến
PN và TE
|
01
|
6/10/2016
|
Nhà khách 155
Trích Sài, Hà Nội
|
101,107,000
|
10
|
Hội thảo Quốc gia về tảo hôn ở Việt Nam
|
100
|
15
|
Phối hợp với Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH tổ chức:
Bàn về thực trạng và giải pháp giải quyết tảo hôn ở Việt Nam
|
01
|
25/10/2016
|
Khách sạn Melia Hà
Nội
|
46,056,000
|
II. DỰ KIẾN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ HỘI THẢO NĂM 2017
|
1
|
Hội nghị vận động viện trợ phát triển kinh tế-xã
hội vùng dân tộc và miền núi
|
120
|
80
|
Triển khai Đề án
“Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và
miền núi Việt Nam” theo Quyết định 2214 của Thủ tướng Chính phủ
|
01
|
Dự kiến tháng
10/2017
|
Hà Nội
|
NSNN
|
2
|
Hội thảo “Hợp tác ASEAN về công tác dân tộc
|
100
|
50
|
- Các biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước
trong khối ASEAN về công tác dân tộc.
- Đưa nội dung hợp tác về công tác dân tộc vào chương
trình nghị sự của ASEAN
|
02
|
Dự kiến tháng 8
|
Vĩnh phúc
|
NSNN và các nhà
tài trợ
|
3
|
Hội thảo khu vực về Xóa đói giảm nghèo vùng DTTS
|
40
|
40
|
Hội thảo khu vực 04 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, Myanmar về công tác xóa đói giảm nghèo các vùng người DTTS
|
02
|
Quý II hoặc Quý
III/2017
|
Hà Nội
|
NSNN và tài trợ quốc
tế
|
TỔNG CỘNG: 10 Hội nghị, Hội thảo
|