Báo cáo 1256/BC-TTCP năm 2013 Kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 1256/BC-TTCP
Ngày ban hành 05/06/2013
Ngày có hiệu lực 05/06/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Ngô Văn Khánh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1256/BC-TTCP

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2013

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ THANH TRA CHUYÊN ĐỀ DIỆN RỘNG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ CHO GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đ diện rộng việc thực hiện Đ án Kiên c hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 trong phạm vi toàn quốc.

Thanh tra Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện Đ án Kiên c hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 như sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ ÁN

Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 với mục tiêu xóa bỏ phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại, xây nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác.

Tổng số phòng học đầu tư xây dựng khoảng 141.300 phòng; diện tích nhà công vụ cho giáo viên dự kiến xây dựng khoảng 1,6 triệu m2 với tng số vốn đầu tư 25.200 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương huy động từ trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 16.200 tỷ đồng; Ngân sách hàng năm của các địa phương khoảng 7.000 tỷ đồng; Huy động đóng góp khoảng 2.000 tỷ đồng.

II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI CUỘC THANH TRA

1. Công tác triển khai hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Thanh tra Chính phủ:

Ngay từ đầu năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã triển khai xây dựng kế hoạch, biên soạn đề cương, hệ thống mẫu biểu và các tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho thanh tra các tỉnh, thành phố tại Hội nghị tổng kết ngành Thanh tra năm 2011. Ngày 18/01/2012 Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Văn bản số 135/TTCP-V.III, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai cuộc thanh tra diện rộng tại các địa phương, trong đó kèm theo Đề cương hướng dẫn chi tiết tiến hành cuộc thanh tra; cung cấp hệ thống danh mục các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, các văn bản liên quan đến đấu thầu; các văn bản liên quan đến công tác thanh quyết toán công trình và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ luôn bám sát và kết hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo thanh tra các địa phương triển khai cuộc thanh tra theo đúng đề cương, kế hoạch. Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc về việc triển khai thanh tra tại 21 tỉnh, thành phố ở cả ba miền: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam; có văn bản chỉ đạo, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của thanh tra các địa phương trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra.

Thanh tra Chính phủ đã thành lập 01 Đoàn thanh tra việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 tại Ban chỉ đạo Đ án ở Trung ương, các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND các tnh: Sơn La, Quảng Bình, An Giang; Thời kỳ thanh tra từ năm 2008 đến năm 2011. Qua thanh tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý về hành chính và kinh tế các tập thể và cá nhân sai phạm; yêu cu UBND tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Quảng Bình điều chỉnh nguồn vốn địa phương trả lại vốn trái phiếu chính phủ đã sử dụng không đúng quy định 15.630,73 triệu đồng (Sơn La: 14.448,23 triệu; UBND tỉnh Quảng Bình: 1.182,5 triệu); kiến nghị việc tạm sử dụng 12 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thuộc lĩnh vực thủy lợi để phân bổ cho các công trình thuộc đ án kiên c hóa phòng học nhà công vụ cho giáo viên từ năm 2009 (UBND tnh An Giang).

(kết quả chi tiết có báo cáo kết luận riêng)

2. Công tác triển khai, chỉ đạo, t chức thực hiện cuộc thanh tra tại các địa phương:

Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bố trí lực lượng triển khai các cuộc thanh tra.

Toàn quốc có 60 tnh, thành phố đã triển khai 542 Đoàn thanh tra, trong đó Thanh tra cấp tỉnh thành lập 153 đoàn, Thanh tra cấp quận, huyện thành lập 389 đoàn. Một s tỉnh, thành ph khi xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2012 đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra ưu tiên lực lượng cho thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên đề theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ; có 17 tỉnh, thành phố chỉ thành lập các đoàn thanh tra của tnh trực tiếp thanh tra các dự án trên địa bàn (không thành lập các đoàn thanh tra cấp huyện).

Hầu hết các tỉnh, thành phố đều chấp hành tốt việc triển khai cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chđạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, quá trình thanh tra thường xuyên báo cáo tiến độ theo đúng thời gian quy đinh; một số địa phương khi kết thúc thanh tra đã ban hành kết luận thanh tra, tổng hợp kết quả Thanh tra gửi về Thanh tra Chính phủ đúng theo yêu cầu nội dung, biểu mẫu và thời gian quy định.

Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố việc triển khai thanh tra còn chậm, chưa thực hiện đúng kế hoạch và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; một số tnh thành ph, chưa quán triệt đy đủ mục đích yêu cu của cuộc thanh tra diện rộng, chưa ch động bố trí lực lượng, thành lập ít các đoàn thanh tra; triển khai thanh tra, các dự án công trình chiếm tỷ lệ thấp so với tng số dự án công trình đã hoàn thành (11 tỉnh, thành phố dưới 20%); do đó việc tng hợp, đánh giá kết quả thanh tra sẽ không đầy đủ và thiếu toàn diện. Việc báo cáo kết quả thanh tra chậm, không đầy đủ; có một số tỉnh, thành phố báo cáo còn sơ sài, phản ánh không rõ các nội dung sai phạm; tổng hp số liệu về tình hình thực hiện Đề án không theo biểu mẫu như hướng dẫn (04 biểu); Một số địa phương chỉ gửi Kết luận thanh tra; không gửi tng hp báo cáo kết quả thanh tra; cá biệt có tỉnh báo cáo kết quả thanh tra quá chậm (Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Trị) riêng tỉnh Quảng Trị nhiều chỉ tiêu theo yêu cầu cần báo cáo không thực hiện được, làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thanh tra toàn quốc theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

III. KT QUẢ THANH TRA

1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Ch đạo Đ án ở Trung ương

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đ án ở Trung ương, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ ca Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội nghị trin khai thực hiện Đ án và tổ chức tập huấn cho cán bộ các tỉnh, thành phố trong cả nước; tổ chức giao ban với Ban Chỉ đạo Đề án địa phương vào tháng 4 và tháng 11 năm 2008; với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án ở Trung ương, giao cho lãnh đạo Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi trẻ em là Tổ trưởng Tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án và tập huấn cho cán bộ của các tỉnh, thành phố trong cả nước; t chức các hội nghị giao ban trực tuyến với 63 tnh, thành phố trên cả nước, ban hành các văn bản; tài liệu hướng dẫn thực hiện Đề án (sổ tay hướng dẫn Quản lý Dự án, hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu, Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng vn và các văn bản hướng dẫn khác...). Từ năm 2008 đến năm 2010, Ban Chỉ đạo tổ chức 11 Hội nghị giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên c nước. Tại các Hội nghị giao ban trực tuyến, Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đề án.

Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày được thành lập Ban Chỉ đạo mới ban hành Quy chế hoạt động theo Quyết định số 881/QĐ-BGDĐT ngày 04/3/2010 của Bộ GD&ĐT.

2. Việc triển khai thực hiện Đề án tại các bộ thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương

2.1. Đi với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng Đ án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2010 trên cơ sở số liệu các địa phương báo cáo theo hướng dẫn tại công văn số 8000/BGDĐT-KHTC.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án giai đoạn 2008-2010 (Tờ trình số 501/TTr-BGDĐT ngày 21/01/2008) và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Đ án trong thời gian 5 năm (2008-2012). Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 (Quyết định s 20/2008/QĐ-TTg).

[...]