Yêu cầu và chức năng của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường là gì?
Nội dung chính
Yêu cầu chung đối với Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 quy định về kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường Thông tư 03/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ 15/04/2022) có quy định về yêu cầu chung đối với Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường như sau:
a) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy trình nghiệp vụ thu nhận, lưu trữ, cập nhật, bảo quản, cung cấp, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử về tài nguyên và môi trường. Bảo đảm tạo lập, quản lý, lưu trữ tập trung, thống nhất, đồng bộ cơ sở dữ liệu, tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường và các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập;
b) Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử; Kiến trúc điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phù hợp với các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử;
c) Bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin tài liệu điện tử về tài nguyên và môi trường với Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Phông Lưu trữ nhà nước, Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của các địa phương, bộ ngành liên quan và với các Hệ thống thông tin nội bộ, chuyên ngành thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia (NDXP), của Bộ, ngành, địa phương (LGSP);
d) Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong hoạt động vận hành, kết nối; khả năng quản lý tài khoản và xác thực tập trung.
Yêu cầu và chức năng của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường là gì?(Hình Internet)
Các nhóm chức năng, dịch vụ cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường
Căn cứ Khoản 2 Điều này các nhóm chức năng, dịch vụ cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử gồm:
a) Thu thập, cập nhật tài liệu lưu trữ;
b) Chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ;
c) Quản lý, lưu trữ, bảo quản tài liệu lưu trữ;
d) Xử lý tài liệu lưu trữ hết giá trị;
đ) Cung cấp, khai thác tài liệu lưu trữ;
e) Thống kê, tra cứu tài liệu lưu trữ;
g) Kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài liệu lưu trữ.
Trên đây là quy định về yêu cầu và chức năng của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường.