Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là gì?

Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là gì? Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Nội dung chính

Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là gì?

Trong địa lý tự nhiên, vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là lưu vực sông.

Lưu vực sông là toàn bộ diện tích đất đai mà nước mưa hay các nguồn nước khác chảy trên bề mặt địa hình và cuối cùng tập trung vào một con sông chính thông qua hệ thống sông ngòi.

Một lưu vực sông thường bao gồm sông chính, các sông nhánh và ranh giới lưu vực.

Lưu vực sông có nhiều vai trò quan trọng trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người như cung cấp nước cho sinh hoạt, các hoạt động công nghiệp nông nghiệp; phát triển tuyến giao thông đường thủy, bồi đắp phù sa; tạo nên sự đa dạng hệ sinh thái,...

Như vậy, vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là lưu vực sông.

Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là gì?

Vùng đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chảy qua gọi là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài bao gồm?

Theo Điều 9 Nghị định 24/2015/NĐ-CP thì nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài bao gồm:

(1) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng thủy nội địa, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng, bến;

Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

(2) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động an toàn và hiệu quả.

(3) Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.

(4) Khi thủ tục được thực hiện trên tàu thuyền theo quy định hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt khác do Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa quyết định và chịu trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ đường thủy nội địa làm trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người tham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham gia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa chấp thuận;

Nếu xét thấy không cần thiết phải lên phương tiện thủy nước nước ngoài, các các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia đoàn thủ tục theo quy định tại Khoản này nhưng phải thông báo ngay cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.

(5) Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết theo quy định.

Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
saved-content
unsaved-content
56