Vốn ngoài ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh được huy động như thế nào theo quy định của pháp luật?
Nội dung chính
Vốn ngoài ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh được huy động như thế nào theo quy định của pháp luật?
Vấn đề huy động vốn ngoài ngân sách ở Tp.HCM được quy định tại Điều 11 Nghị định 48/2017/NĐ-CP Quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Ngoài nguồn vốn huy động cho các công trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, đối với các dự án khác có khả năng thu hồi vốn hoặc các dự án chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật việc huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật, bao gồm: BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao), BOO, (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao), O&M (kinh doanh - quản lý).
2. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, Thành phố tham gia thực hiện các dự án PPP theo các hoạt động: Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận; thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT; hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc huy động vốn ngoài ngân sách ở Thành phố Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 48/2017/NĐ-CP.