Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định ra sao?

Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định ra sao?

Nội dung chính

    Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì chế độ xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định cụ thể như sau:

    - Căn cứ giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp cổ phần hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quy mô vốn điều lệ theo nguyên tắc sau:

    + Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

    + Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.

    - Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:

    + Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.

    Đối với các doanh nghiệp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành, tập đoàn kinh tế (như: Quản lý, khai thác cảng biển; trường hợp Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ và các trường hợp đặc thù khác) cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể số cổ phần Nhà nước tiếp tục nắm giữ và số cổ phần ưu đãi biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 113 và Điều 116 Luật doanh nghiệp.

    + Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

    Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

    Giá bán cổ phần cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

    + Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42Nghị định 126/2017/NĐ-CP 

    + Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP 

    + Cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng tối thiểu bằng 20% vốn điều lệ.

    - Trường hợp số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (tính theo mức ưu đãi tối đa) lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại (sau khi đã trừ đi số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức Công đoàn theo quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 33 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ) và doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh giảm số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ để tăng số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.

     

    10