Với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư với công trình cấp mấy?

Với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn với công trình cấp mấy? Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát có gồm biện pháp bảo đảm an toàn?

Nội dung chính

    Với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư với công trình cấp mấy?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
    1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
    a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
    b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
    c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
    d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
    đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
    2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
    a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
    b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
    ...

    Như vậy, đối với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư với công trình từ cấp II trở lên.

    Với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư với công trình cấp mấy?Với công việc khảo sát xây dựng thì mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư với công trình cấp mấy? (Ảnh từ Internet)

    Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng có bao gồm biện pháp bảo đảm an toàn?

    Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
    ...
    2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
    a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
    b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
    c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
    d) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng;
    đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
    e) Tiến độ thực hiện;
    g) Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.
    3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

    Như vậy, nội dung phương án khảo sát xây dựng phải bao gồm biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát

    Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
    1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
    2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
    3. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.
    4. Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
    a) Mục đích khảo sát xây dựng;
    b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
    c) Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
    d) Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);
    đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
    5. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
    a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
    b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
    c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
    6. Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).

    Như vậy, nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định như trên.

    XEM THÊM: Nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng mà không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?

    36