Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5
Nội dung chính
Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5
Mở bài và kết bài là hai phần quan trọng trong bài viết hoặc bài nói. Chúng giúp giới thiệu và kết thúc nội dung một cách mạch lạc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc hoặc người nghe.
Mở bài nằm ở phần đầu của bài viết, dùng để: Giới thiệu chủ đề chính của bài, gợi mở nội dung sẽ trình bày, tạo sự chú ý hoặc gây hứng thú cho người đọc/nghe.
Kết bài nằm ở phần cuối, nhằm: Tổng kết hoặc nhấn mạnh nội dung đã trình bày, đưa ra cảm nhận, suy nghĩ, hoặc lời kêu gọi hành động, gây ấn tượng, để lại dư âm trong lòng người đọc/nghe.
Tham khảo mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5:
Mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5 - Mẫu 1 Tả bà
Mở bài: Trong cuộc sống, mỗi người đều có một người thân yêu mà mình luôn dành tình cảm đặc biệt. Với em, người em yêu quý và kính trọng nhất chính là bà nội. Bà không chỉ là người luôn chăm sóc em từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là chỗ dựa tinh thần ấm áp, dạy em những bài học quý giá bằng tình yêu thương vô bờ. Kết bài: Trong cuộc sống, mỗi người đều có một người thân yêu mà mình luôn dành tình cảm đặc biệt. Với em, người em yêu quý và kính trọng nhất chính là bà nội. Bà không chỉ là người luôn chăm sóc em từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là chỗ dựa tinh thần ấm áp, dạy em những bài học quý giá bằng tình yêu thương vô bờ. |
Mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5 - Mẫu 2 Tả mẹ
Mở bài: Mỗi người trong cuộc đời đều có một hình ảnh đáng nhớ mà khi nghĩ đến, trái tim lại ngập tràn yêu thương. Với em, người mà em yêu mến nhất chính là người mẹ hiền dịu. Hình ảnh của mẹ luôn hiện lên thật thân thuộc và ấm áp trong những ngày em trưởng thành. Kết bài Mẹ là nguồn động viên lớn nhất của em trên con đường học tập và cuộc sống. Tình yêu thương mẹ dành cho em không gì có thể so sánh được. Em luôn mong mẹ thật khỏe mạnh và hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ. |
Mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5 - Mẫu 3 Tả bố
Mở bài: Trong gia đình em, mỗi người đều có vai trò và công việc riêng, nhưng người mà em luôn kính trọng và học hỏi rất nhiều là bố. Bố không chỉ là trụ cột của gia đình mà còn là người thầy lớn dạy em những bài học làm người. Kết bài Những hành động và lời dạy của bố mãi là kim chỉ nam để em nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Em yêu bố và hứa sẽ học tập chăm chỉ để trở thành niềm tự hào của bố. |
Mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5 - Mẫu 4 Tả cô chủ nhiệm
Mở bài: Trong những người em từng gặp, cô giáo chủ nhiệm lớp 5 để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc nhất. Với sự tận tụy và tình yêu thương học trò, cô chính là người dẫn đường đưa chúng em đến với thế giới tri thức rộng lớn. Kết bài Cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn như một người mẹ thứ hai, dìu dắt chúng em khôn lớn. Hình ảnh cô với nụ cười hiền từ sẽ mãi in sâu trong tâm trí em, để mỗi khi nhớ lại, em lại thấy biết ơn và tự nhủ sẽ luôn học tập thật tốt. |
(Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người lớp 5 (Ảnh từ Internet)
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định về nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:
(1) Nội dung đánh giá
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
(2) Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.