Việc xác định khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt thế nào?
Nội dung chính
Việc xác định khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt thế nào?
Xác định khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được quy định tại Điều 7 Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
- NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Tồn NQNN ước tính đầu kỳ cộng (+) tổng khả năng thu NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản sử dụng NQNN đến hạn thu hồi) trừ đi (-) tổng nhu cầu chi NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản hoàn trả tiền vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đến hạn trong kỳ) trừ đi (-) định mức tồn NQNN tối thiểu trong kỳ. Trường hợp:
+ Phần chênh lệch dương là NQNN tạm thời nhàn rỗi trong kỳ.
+ Phần chênh lệch âm là NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ.
- Căn cứ dự báo khả năng NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ, KBNN xây dựng phương án điều hành NQNN trình Bộ Tài chính phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
+ Trường hợp dự kiến NQNN tạm thời nhàn rỗi trong quý, năm, phương án điều hành NQNN nêu rõ các hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi được quy định tại Điều 13 Thông tư này.
+ Trường hợp dự kiến NQNN tạm thời thiếu hụt trong quý, năm, phương án điều hành NQNN nêu rõ tổng số lượng phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt; tổng số lượng thu hồi trước hạn các khoản tiền đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (nếu có).
Trên đây là nội dung câu trả lời về xác định khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 314/2016/TT-BTC.