Việc trình thẩm định hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những nội dung gì?
Nội dung chính
Hồ sơ trình thẩm định mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất và nội dung trình thẩm định gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 54 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ mời thầu
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
b) Dự thảo hồ sơ mời thầu;
c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
d) Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
c) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu;
d) Các nội dung liên quan khác.
Theo đó, hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất để trình thẩm định gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
(2) Dự thảo hồ sơ mời thầu;
(3) Bản chụp các tài liệu: quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất;
(4) Tài liệu khác theo quy định của lĩnh vực và pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, việc thẩm định sẽ gồm những nội dung sau:
(1) Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
(2) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án, giữa hồ sơ với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
(3) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu;
(4) Các nội dung liên quan khác.
Việc trình thẩm định hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ thẩm định như sau:
Trách nhiệm của tổ thẩm định
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
2. Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế giao nhiệm vụ thẩm định tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền.
3. Trường hợp bên mời thầu được ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 79 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 56 của Nghị định này, bên mời thầu thành lập tổ thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc để tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.
Như vậy, tổ thẩm định sẽ có những trách nhiệm sau:
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
(1) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP
(2) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
Đối với cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế giao nhiệm vụ thẩm định tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
(1) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP
(2) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền.
Trường hợp bên mời thầu được ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 79 của Luật Đấu thầu 2023 và khoản 3 Điều 56 của Nghị định 115/2024/NĐ-CP, bên mời thầu thành lập tổ thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc để tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.
Tại thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án thì làm thế nào?
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, bên mời quan tâm, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa 30 ngày;
b) Quyết định hủy thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, đồng thời yêu cầu bên mời quan tâm, bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư.
...
Như vậy, nếu lúc đóng thầu không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, bên mời thầu sẽ báo cáo cho người có thẩm quyền giải quyết theo một trong hai cách:
(1) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa 30 ngày;
(2) Quyết định hủy thông báo mời quan tâm, mời thầu, ngoài ra sẽ yêu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời thầu, mời quan tâm và tổ chức lại việc chọn nhà đầu tư.