Việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo quy định ra sao?

Việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo quy định ra sao? Việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo này được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo quy định ra sao?

    Ngày 15/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 158/2011/TT-BQP thực hiện chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Thông tư này quy định một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.

    Theo đó, việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP. Cụ thể như sau:

    - Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.

    - Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân (trường hợp không có hồ sơ):

    Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.

    Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 - Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.

    Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu.

    18