Việc lưu giữ và bảo quản hồ sơ cán bộ công đoàn phải thực hiện đầy đủ những bước gì theo pháp luật hiện hành?

Việc lưu giữ, bảo quản hồ sơ cán bộ công đoàn phải thực hiện đầy đủ các bước gì? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Việc lưu giữ và bảo quản hồ sơ cán bộ công đoàn phải thực hiện đầy đủ những bước gì theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 về Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, các bước của việc lưu giữ, bảo quản hồ sơ cán bộ công đoàn được quy định như sau:

    - Việc lưu giữ, bảo quản hồ sơ cán bộ công đoàn phải thực hiện đầy đủ các bước: lập sổ hồ sơ; phân loại tài liệu; lập phiếu liệt kê tài liệu; lập phiếu kiểm soát hồ sơ và vào sổ đăng ký hồ sơ; lập thư mục hồ sơ để phục vụ công tác tra cứu.

    - Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm việc lưu giữ hồ sơ cán bộ công đoàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Sắp xếp hồ sơ theo vần tên A, B, C hoặc theo đầu mối trực thuộc bảo đảm nguyên tắc dễ tìm, dễ lấy, dễ tra cứu;

    + Tài liệu trong mỗi hồ sơ phải được xếp thành từng nhóm để thuận lợi cho việc tra cứu, kèm theo phiếu liệt kê tài liệu, phiếu kiểm soát hồ sơ và để trong một bì hồ sơ;

    + Ngoài bì hồ sơ ghi các thông tin cơ bản của cán bộ công đoàn để phục vụ cho công tác tìm kiếm, lưu giữ như: họ và tên; các bí danh; quê quán và số hồ sơ (số hiệu công chức nếu có);

    7