Việc công bố kết quả xử lý văn bản được kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc công bố kết quả xử lý văn bản được kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 19. Công bố kết quả xử lý văn bản
Kết quả xử lý văn bản quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy chế này phải được gửi ngay cho tổ chức, cá nhân kiến nghị và tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản được gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, Cổng thông tin điện tử thì kết quả xử lý văn bản cũng được đăng trên phương tiện thông tin đó.
Thời hạn xử lý văn bản được kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 20 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 20. Thời hạn xử lý văn bản
Thời hạn xử lý văn bản theo Điều 125 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình về kết quả xử lý văn bản.
- Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
- Việc xử lý Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân huyện, thành phố thuộc Thành phố, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất.