Việc ban hành kháng nghị và kiến nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc ban hành kháng nghị và kiến nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Việc ban hành kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/10/2018) quy định về phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
- Kết thúc việc áp dụng một trong các biện pháp kiểm sát nêu tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 của Thông tư liên tịch này, Viện kiểm sát phải ban hành kết luận kiểm sát. Trường hợp áp dụng nhiều biện pháp kiểm sát đối với một vụ việc thì Viện kiểm sát chỉ ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc biện pháp kiểm sát cuối cùng.
Trường hợp có căn cứ kết luận vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan được kiểm sát, tùy tính chất mức độ vi phạm, Viện kiểm sát ban hành kháng nghị hoặc kiến nghị yêu cầu cơ quan được kiểm sát khắc phục vi phạm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát, cơ quan được kiểm sát phải có văn bản trả lời; trường hợp cần kéo dài thời hạn thì cơ quan được kiểm sát phải có văn bản thông báo rõ lý do. Nội dung văn bản trả lời phải nêu ý kiến đồng ý thực hiện hoặc không đồng ý với kháng nghị hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát.
Nếu không nhất trí với kháng nghị hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát, cơ quan được kiểm sát có quyền kiến nghị đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải có văn bản kết luận và trả lời cơ quan được kiểm sát.
- Trường hợp Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu, kháng nghị hoặc kiến nghị, nhưng cơ quan được kiểm sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ mà không có lý do thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp buộc cơ quan được kiểm sát phải thực hiện.