Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?Vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính


    Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bị xử phạt như thế nào? 

    Tại Điều 48 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đó: 

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân;
    b) Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
    b) Buộc huỷ bỏ tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

    Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?(Hình ảnh Internet)

    Vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật bị xử phạt như thế nào? 

    Theo Điều 49 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật, như sau:

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ Điều 50 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không báo cáo về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;

    b) Không báo cáo kết quả chương trình, dự án hợp tác về pháp luật; kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;

    b) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.

    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi chưa có quyết định phê duyệt có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

    b) Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi đã có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

    c) Phê duyệt không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định đối với các chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật.

    10