Từ ngày 01/01/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe?

Có phải từ ngày 01/01/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hay không?

Nội dung chính

    Từ ngày 01/01/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe?

    Căn cứ Điều 46 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh:

    Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh

    1. Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ;

    b) Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.

    2. Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    3. Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.

    ...

    Theo quy định trên, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

    Ngoài ra, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    - Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật

    - Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

    - Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

    - Có niên hạn sử dụng không quá 20 năm

    - Có màu sơn theo quy định của Chính phủ

    - Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.

    Từ ngày 01/01/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe? (Hình từ Internet)

    Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải là bao lâu?

    Căn cứ Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ:

    Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ

    1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

    2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

    Như vậy, thời gian lái xe của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.

    Trường hợp người lái xe ô tô kinh doanh vận tải lái xe liên tục thì không quá 04 giờ.

    Khi nào người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại để bảo đảm an toàn?

    Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:

    - Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;

    - Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

    - Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

    - Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;

    - Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;

    - Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;

    - Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;

    - Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;

    - Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;

    - Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;

    - Gặp xe ưu tiên;

    - Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;

    - Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.

    43