Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Trường hợp nào được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật hiện nay?

Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trường hợp nào được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật hiện nay?

    Thành phố Hà Nội đang triển khai thực hiện Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

    Theo đơn của bà Hòa thì trong Quyết định nghỉ hưu của bà Xuân có ghi thời gian tham gia nghĩa vụ thanh niên xung phong, nhưng trong sổ bảo hiểm xã hội chỉ ghi bà làm công tác giảng dạy từ tháng 12/1970 đến tháng 4/2004.

    Tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ghi rõ: Quyết định này quy định chế độ đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15/7/1950 đến ngày 30/4/1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    Như vậy, bà Xuân đang hưởng chế độ hưu trí nên không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

    5