Trưng cầu ý dân dựa cào nguyên tắc nào? Quyết định trưng cầu ý dân, các vấn đề có thể xem xét là gì?

Nguyên tắc trưng cầu ý dân? Các vấn đề có thể xem xét, quyết định trưng cầu ý dân? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện trưng cầu ý dân?

Nội dung chính

    Nguyên tắc trưng cầu ý dân?

    Tại Điều 4 Luật trưng cầu ý dân 2015 nguyên tắc trưng cầu ý dân như sau:

    - Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.

    - Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.

    - Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.

    Trưng cầu ý dân dựa cào nguyên tắc nào? Quyết định trưng cầu ý dân, các vấn đề có thể xem xét là gì? (Hình từ Internet)

    Các vấn đề có thể xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

    Tại Điều 6 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:

    - Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;

    - Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;

    - Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;

    - Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện trưng cầu ý dân?

    Theo Điều 13 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện trưng cầu ý dân như sau:

    1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.

    2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.

    3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.

    4. Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

    5. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác của Luật này.

    Đề nghị trưng cầu ý dân thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Luật trưng cầu ý dân 2015 đề nghị trưng cầu ý dân thực hiện như sau:

    1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

    2. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Quốc hội xem xét, quyết định.

    Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội.

    3. Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:

    a) Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân, nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;

    b) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;

    c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

    Hiệu lực của trưng cầu ý dân 

    Căn cứ Điều 11 Luật trưng cầu ý dân 2015 hiệu lực của trưng cầu ý dân được quy định như sau:

    1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.

    2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.

    3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.

    10