Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định như thế nào?

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định như thế nào? Những trường hợp nào được giao đất rừng, rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng?

Nội dung chính

    Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:

    (1) Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

    (2) Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

    - Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

    (3) Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

    (4) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

    (5) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017.

    Như vậy, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như trên.

    Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định như thế nào?

     Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Những trường hợp nào được giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai 2024 quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:

    Giao đất không thu tiền sử dụng đất
    1. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này.
    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; đất quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này; đất tín ngưỡng để bồi thường cho trường hợp Nhà nước thu hồi đất tín ngưỡng.
    3. Người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    Cụ thể, căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng cụ thể như sau:

    - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;

    - Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

    Như vậy, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng cụ thể theo quy định như trên.

    Nhà nước giao rừng đặc dụng mà không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào?

    Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng cụ thể như sau:

    - Ban quản lý rừng đặc dụng đối với:

    + Vườn quốc gia;

    + Khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

    + Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    + Rừng giống quốc gia;

    + Vườn thực vật quốc gia;

    - Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;

    - Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:

    + Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

    + Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;

    - Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

    - Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

    Như vậy, Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng cụ thể được quy định như trên.

    22