Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
+ Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng; phát biểu quan điểm kháng nghị và phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
+ Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
- Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
+ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án;
+ Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
- Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.