Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ rừng bao gồm những nhiệm vụ nào?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ rừng bao gồm những nhiệm vụ nào, và các biện pháp cụ thể nào cần được triển khai để bảo vệ rừng hiệu quả?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ rừng bao gồm những nhiệm vụ nào?

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo vệ rừng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:

    - Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật.

    - Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

    - Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

    - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.

    - Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

    - Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    - Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.

    30