Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ về việc quản lý chất thải và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì?

Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ về việc quản lý chất thải và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định pháp luật hiện nay bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ về việc quản lý chất thải và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì?

    Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ về việc quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được pháp luật tại Điều 15 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:

    1. Bảo đảm các yêu cầu quy định đối với cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ tại Điều 10 Thông tư này.
    2. Chỉ được tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi đã có giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
    3. Thông báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo Mẫu số 4 Phụ lục V Thông tư này.
    4. Lập và lưu giữ hồ sơ đối với chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tại cơ sở theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
    5. Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
    6. Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ được đầu tư từ ngân sách nhà nước phải tiếp nhận, xử lý và lưu giữ không điều kiện đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chất thải phóng xạ không xác định được chủ nguồn chất thải phóng xạ và các trường hợp đặc biệt khác do yêu cầu quản lý nhà nước.
    7. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ thuộc đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử thì chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ có trách nhiệm:
    a) Thực hiện quy định tại Điều 36 Luật Năng lượng nguyên tử;
    b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động.
    8. Trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động mà chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ không thuộc Khoản 7 Điều này thì chủ chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ có trách nhiệm thực hiện quy định tại Khoản 9 Điều 12 và Khoản 8 Điều 13 Thông tư này.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ về việc quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

    9