Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hộ tịch hiện nay được quy định ra sao?

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hộ tịch hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hộ tịch hiện nay được quy định ra sao?

    Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hộ tịch được quy định tại Điều 66 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:

    Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước;

    - Ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động;

    - Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

    - Hằng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ.

     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    40
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ