Tổng hợp danh sách 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập 2025, 48 tỉnh sáp nhập là tỉnh nào?
Nội dung chính
Tổng hợp danh sách 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập 2025, 48 tỉnh sáp nhập là tỉnh nào?
Theo Tờ trình số 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính (phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp), có tổng cộng 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất đưa vào diện thực hiện sắp xếp. Cụ thể gồm 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập 2025, vậy 48 tỉnh sáp nhập là tỉnh nào?
> Toàn văn Tờ trình số 624/TTr-BNV: Tại đây
> File dự thảo Nghị quyết: Tại đây
- 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
- 04 thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Ngoài ra, Tờ trình 624 cũng đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định những đơn vị hành chính cần thực hiện sắp xếp, làm căn cứ đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và sự cần thiết trong quá trình điều chỉnh lại địa giới hành chính các cấp.
Thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 06 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm:
(1) Diện tích tự nhiên;
(2) Quy mô dân số;
(3) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc;
(4) Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế);
(5) Tiêu chí về địa chính trị;
(6) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15).
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trên đây là nội dung Tổng hợp danh sách 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập 2025, 48 tỉnh sáp nhập là tỉnh nào?
Tổng hợp danh sách 48 tỉnh được đề xuất sáp nhập 2025, 48 tỉnh sáp nhập là tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Dự kiến trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC được đề cập như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV dự kiến trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC như sau:
- Thực hiện lộ trình sắp xếp ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh theo yêu cầu Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng đơn giản hoá hồ sơ Đề án (mẫu Đề án và các phụ lục kèm theo) và rút ngắn các quy trình thủ tục nhưng vẫn bảo đảm các bước cần thiết như thẩm định, thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Thực hiện Hiến pháp năm 2013 về việc lấy ý kiến Nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
> File Tờ trình số 624/TTr-BNV: Tại đây