Tiêu chí, phương pháp xác định diện tích chuyên dùng đối với nhà vệ sinh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?

Tiêu chí, phương pháp xác định diện tích chuyên dùng đối với nhà vệ sinh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Tiêu chí, phương pháp xác định diện tích chuyên dùng đối với nhà vệ sinh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?

    Theo Khoản 14 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BGDĐT (sẽ có hiệu lực từ ngày 27/3/2020) quy định tiêu chuẩn, định mức, phương pháp tính toán xác định diện tích chuyên dùng cho Nhà vệ sinh thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

    - Khu vệ sinh cán bộ, giảng viên, nhân viên: bố trí theo các khối phòng chức năng, trường hợp khu riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường. Bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt; bảo đảm số lượng thiết bị: đối với nam 01 chậu tiểu/15 người, 01 chậu xí/20 người, 01 chậu rửa tay/04 chậu xí nhưng không được ít hơn 01; đối với nữ 01 chậu xí/15 người, 01 chậu rửa tay/02 chậu xí nhưng không được ít hơn 01;

    - Khu vệ sinh học sinh, sinh viên: bố trí theo các khối phòng chức năng, trường hợp khu riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường. Bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt, bảo đảm cho học sinh, sinh viên khuyết tật tiếp cận sử dụng; bảo đảm số lượng thiết bị: đối với nam 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chậu rửa cho 30 học sinh, sinh viên, có tường/vách ngăn giữa chỗ đi tiểu và xí; đối với nữ 01 xí và 01 chậu rửa cho 30 học sinh, sinh viên.

     

    18