Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030"?
Nội dung chính
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?
Tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:
Trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030"? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?
Tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:
Đàm phán, thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông thủy sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho việc đưa sản phẩm của Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài.
Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm gì trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?
Tại Khoản 4 Điều 3 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:
a) Căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan theo phân cấp quản lý chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đề án, hàng năm tổng kết kết quả thực hiện, gửi Bộ Công Thương để tổng hợp.
Các Bộ, ngành xây dựng dự toán để triển khai các hoạt động của Đề án và tổng hợp vào ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định luật pháp hiện hành.
b) Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng để đề xuất, kiến nghị những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ kịp thời;
c) Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn phụ trách để khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;
d) Tích cực phối hợp, tạo điều kiện để các hãng phân phối phát triển hệ thống cung ứng tại Việt Nam;
đ) Xây dựng cẩm nang giới thiệu những mặt hàng có thế mạnh, danh sách các doanh nghiệp có uy tín của địa phương để giới thiệu, thu hút các hãng phân phối xây dựng hệ thống cung ứng hoặc thu mua sản phẩm của địa phương.
Trách nhiệm của Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”?
Tại Khoản 5 Điều 3 Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 quy định Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có trách nhiệm trong Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” như sau:
a) Phối hợp với Bộ Công Thương lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của các mạng phân phối nước ngoài để xây dựng kế hoạch hỗ trợ;
b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách, giải pháp tháo gỡ;
c) Cung cấp, cập nhật số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vào các mạng phân phối nước ngoài.