Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như thế nào?

Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào? Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như thế nào? Điều kiện để nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu là như thế nào?

Nội dung chính

    Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào?

    Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định có 09 hình thức lựa chọn nhà thầu:

    - Đấu thầu rộng rãi;

    - Đấu thầu hạn chế;

    - Chỉ định thầu;

    - Chào hàng cạnh tranh;

    - Mua sắm trực tiếp;

    - Tự thực hiện;

    - Tham gia thực hiện của cộng đồng;

    - Đàm phán giá;

    - Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

    Ngoài ra, trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác mà có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

    Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu:

    Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu

    ...

    2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:

    a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

    b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

    c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);

    d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

    đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

    Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

    ...

    Theo đó, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

    Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

    Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);

    Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

    Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

    Lưu ý: Đối với các trường hợp sau đây, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

    - Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;

    - Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

    Điều kiện để nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu là như thế nào?

    Căn cứ quy định khoản 1 Điều 63 Luật Đấu thầu 2023 quy định về xét duyệt trúng thầu như sau:

    Xét duyệt trúng thầu

    1. Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

    b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

    c) Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh;

    d) Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;

    đ) Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhất.

    ...

    Như vậy, nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

    - Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

    - Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh;

    - Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;

    - Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhất.

    Trân trọng!

    6