Thủ tục chia tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Thủ tục chia tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Thời hạn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm. Trương hợp này, căn cứ người thứ 4 và 5 đang định cư ở nước ngoài thời hiệu khởi kiện vẫn còn (Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 do có yếu tố nước ngoài tham gia).
- Do thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Một trong các đồng thừa kế khởi kiện người cháu để đòi lại di sản thừa kế do cha mẹ để lại. Đơn khởi kiện ghi rõ địa chỉ của người thứ 4, thứ 5. Tòa có thẩm quyền thụ lý là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trước khi khởi kiện, các thừa kế nên chọn người có uy tín trong họ khuyên nhủ người cháu trả lại tài sản cho người thừa kế. Chỉ khi cuộc nói chuyện bất thành mới khởi kiện. Vì án phí tòa nay cao hơn trước nhiều.
Vắng mặt người thứ 4, 5 tòa sẽ nhờ Bộ tư pháp ủy thác tư pháp cho tòa án ở Hoa kỳ lấy lời khai (cách này giải quyết tốn thời gian) hoặc họ tự khai rồi công chứng lời khai, hợp pháp hóa lãnh sự gởi về cho tòa ý kiến của mình là xong (nhanh hơn).
- Việc người cháu mua bán tài sản này là hoàn toàn sai. UBND huyện chứng nhận mua bán cũng có lỗi. Mức độ lỗi như thế nào Tòa giải quyêt. Nhưng trường hợp đã bán di sản, vụ kiện này phức tạp hơn vụ kiện chia di sản thừa kế. Tùy thuộc diễn biến hồ sơ mà cách kiện cũng khác nhau. Cách 1 là kiện đòi tài sản; cách 2 yêu cầu người quản lý di sản (cháu được ủy quyền) bồi thường thiệt hại do bán di sản; cách 3 yêu cầu chia di sản.
Do di sản bán không có sự đồng ý của các đồng thừa kế. Do đó, người đã bán phải bồi thường theo giá trị tài sản tại thời điểm xét xử sơ thẩm.