Thứ 6, Ngày 04/10/2024

Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn nếu chuyển phôi tươi được pháp luật quy định như thế nào?

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn nếu chuyển phôi tươi được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn nếu chuyển phôi tươi được pháp luật quy định như thế nào?

    Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn nếu chuyển phôi tươi được pháp luật quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, như sau:

    - Điều chỉnh chu kỳ kinh giữa người cho và nhận noãn;

    - Kích thích buồng trứng người cho noãn đồng thời chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận;

    - Theo dõi sự phát triển nang noãn người cho noãn;

    - Theo dõi sự phát triển niêm mạc tử cung người nhận;

    - Khi nang noãn phát triển đủ, tiêm thuốc khởi động trưởng thành noãn;

    - Chọc hút noãn người cho noãn, đồng thời chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận để chuyển phôi;

    - Lấy tinh trùng, lọc rửa tinh trùng của chồng người nhận noãn;

    - Cho tinh trùng của người chồng thụ tinh với noãn của người cho;

    - Kiểm tra sự thụ tinh;

    - Đánh giá phôi và chọn lựa phôi;

    - Chuyển phôi vào buồng tử cung;

    - Hỗ trợ nội tiết cho người nhận sau chuyển phôi;

    - Định lượng bhCG sau chuyển phôi;

    - Siêu âm sau chuyển phôi để xác nhận sự phát triển của thai, số lượng và vị trí thai.

    Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn là kỹ thuật trong đó cho tinh trùng thụ tinh với noãn của người cho noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể. Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung của người nhận đã được chuẩn bị niêm mạc tử cung để làm tổ. Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn được chia thành hai trường hợp chuyển phôi tươi và không chuyển phôi tươi, với hai trường hợp khác nhau thì quy trình thực hiện cũng khác nhau.

    17