Thời hạn cụ thể để các cơ quan chức năng phải báo cáo và công bố thông tin về nợ công được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thời hạn cụ thể để các cơ quan chức năng phải báo cáo và công bố thông tin về nợ công được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 84/2018/TT-BTC, về thời hạn báo cáo và công bố thông tin về nợ công như sau:
(1) Báo cáo định kỳ:
- Báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 1/1 đến ngày 30/6 của năm báo cáo. Các đơn vị gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trước ngày 31 tháng 07 hằng năm;
- Báo cáo năm được tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hằng năm. Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trước ngày 15 tháng 02 của năm sau;
(2) Báo cáo phục vụ lập kế hoạch vay trả nợ 5 năm và hàng năm:
- Báo cáo phục vụ lập kế hoạch vay trả nợ 5 năm được tính từ năm n+1 đến n +5 (n: là năm báo cáo). Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) cùng thời gian với kỳ lập kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm.
- Báo cáo kế hoạch vay trả nợ hàng năm được tính từ năm n+1 đến năm n+3 (n: là năm báo cáo). Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trước ngày 15/7 hằng năm.
(3) Báo cáo đột xuất: Trường hợp cần báo cáo đột xuất để thực hiện yêu cầu về quản lý nhà nước đối về nợ công, cơ quan yêu cầu báo cáo phải đề nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ kỳ báo cáo, tiêu chí báo cáo, số liệu, thông tin cụ thể, thời hạn gửi báo cáo.
(4) Bộ Tài chính tổng hợp các báo cáo về nợ công báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đồng thời gửi các cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Quản lý nợ công và các quy định có liên quan.
(5) Việc công bố thông tin về nợ công theo mẫu biểu quy định tại Điều 4 Thông tư này được thực hiện mỗi năm 2 kỳ; số liệu có độ trễ 6 tháng so với thời điểm công bố.