Theo xếp hạng của IMF năm 2023 nền kinh tế Việt Nam xếp hạng thứ bao nhiêu?
Nội dung chính
Theo xếp hạng của IMF năm 2023 nền kinh tế Việt Nam xếp hạng thứ bao nhiêu?
Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2023, GDP theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 1.438 tỷ USD, đưa kinh tế Việt Nam xếp thứ 25 trên 192 quốc gia trên thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng đến năm 2029, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Úc và Ba Lan, với GDP (PPP) dự kiến đạt khoảng 2.343 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Về GDP bình quân đầu người theo PPP, năm 2023, Việt Nam đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108 trên 192 quốc gia.
Dự báo đến năm 2029, con số này sẽ tiếp tục cải thiện, phản ánh sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, kinh tế Việt Nam đứng thứ 3 về GDP (PPP) vào năm 2023, với Indonesia, Thái Lan là các nước Đông Nam Á lần lượt đứng ở các vị trí cao hơn.
Theo xếp hạng của IMF năm 2023 nền kinh tế Việt Nam xếp hạng thứ bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 158/2024/QH15 quy định như sau:
Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 - 7,5%.
2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD).
3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%.
4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.
5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3 - 5,4%.
6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25 - 26%.
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 29 - 29,5%.
8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8 - 1%.
10. Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 15 bác sĩ.
11. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,5 giường bệnh.
12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,15%.
13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80,5 - 81,5%.
14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Theo đó, ngoài mục tiêu về tăng trưởng GDP tổng sản phẩm trong nước khoảng 6,5 - 7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 - 7,5% còn có các mục tiêu phát triển kinh tế khác theo quy định trên.
12 nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu kinh tế Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 158/2024/QH15 để đạt được các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 thì có 12 nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện như sau:
(1) Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn; đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; tập trung cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp
(2) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
(3) Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.
(4) Tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
(5) Tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
(6) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, sáng tạo.
(7) Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe Nhân dân; đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá.
(8) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
(9) Tăng cường liên kết vùng, thực hiện hiệu quả quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hoá và kinh tế đô thị.
(10) Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(11) Đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
(12) Chủ động hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.