Theo quy định hiện hành thì việc thăm dò, khai quật khảo cổ của bảo tàng công lập được quy định ra sao?
Nội dung chính
Theo quy định hiện hành thì việc thăm dò, khai quật khảo cổ của bảo tàng công lập được quy định ra sao?
Thăm dò, khai quật khảo cổ của bảo tàng công lập được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó:
Việc bảo tàng tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ (sau đây gọi là khai quật khảo cổ) để sưu tầm hiện vật thực hiện theo các bước sau:
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lượng hiện vật tại địa điểm dự kiến khai quật khảo cổ;
- Xin giấy phép khai quật khảo cổ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Tổ chức khai quật khảo cổ;
- Chỉnh lý hiện vật và lập phiếu hiện vật cho các hiện vật khai quật được theo quy định tại Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ;
- Trong trường hợp bảo tàng quốc gia hoặc bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, hoặc bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (sau đây gọi là bảo tàng ở trung ương) tổ chức khai quật khảo cổ để sưu tầm hiện vật, bảo tàng ở trung ương có trách nhiệm phối hợp với bảo tàng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi khai quật khảo cổ (sau đây gọi là bảo tàng cấp tỉnh nơi khai quật) bảo quản hiện vật khai quật được, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc giao hiện vật khai quật được cho bảo tàng ở trung ương và bảo tàng cấp tỉnh nơi khai quật (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị giao hiện vật khai quật khảo cổ);
Việc lập hồ sơ đề nghị giao hiện vật khai quật khảo cổ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
- Tiếp nhận hiện vật được giao và lập hồ sơ sưu tầm hiện vật theo quy định của bảo tàng.