Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ VINATEX quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ VINATEX quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ VINATEX quy định như thế nào? 

    Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ VINATEX được quy định tại Điều 79 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP như sau:

    - Định kỳ hàng quý, năm, VINATEX có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật.

    - Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu (bằng văn bản) VINATEX cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

    - Ngoài việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng hoặc người giữ chức vụ quản lý của VINATEX cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.

    - Tổng giám đốc VINATEX là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của VINATEX theo quy định của VINATEX và của pháp luật.

    - Người lao động trong VINATEX có quyền tìm hiểu thông tin về VINATEX thông qua Hội nghị người lao động và Ban thanh tra nhân dân của VINATEX.

    Trên đây là quy định về Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ VINATEX. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 118/2013/NĐ-CP 

    4