Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hỗ trợ rừng trồng sau đầu tư được quy định thế nào?
Nội dung chính
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hỗ trợ rừng trồng sau đầu tư được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 thì việc Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng được quy định như sau:
1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:
a) Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;
c) Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
a) Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 1, 2, Điều 2 của Nghị định này;
b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này cho đối tượng nhận khoán.
Trên đây là nội dung về hỗ trợ rừng trồng sau đầu tư. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 75/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.