Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc sau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định như thế nào?

    Đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau:

    1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
    2. Đóng gói, niêm phong tiền giả
    a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
    b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
    3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Trên đây là quy định về Đóng gói, bảo quản tiền giả. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN.

    8