Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước được quy định như thế nào?

Tôi đang có vài thắc mắc liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước được quy định như thế nào?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 15 Nghị định 151/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước được quy định như sau:

    1. Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
    2. Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
    a) Trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định;
    b) Trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
    3. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý.

    Thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước được quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.

    8