Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
Nội dung chính
Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia Lào, tọa lạc tại phía Đông của thủ đô Viêng Chăn.
Tháp Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566, dưới triều đại vua Setthathirat, đánh dấu quá trình dời đô về Viêng Chăn của Vương quốc Lán Xạng (Triệu Voi) thời bấy giờ.
Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Đây được đánh giá là một trong những công trình mang màu sắc tôn giáo đặc trưng nhất, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo và tinh thần đoàn kết của người dân Lào.
Được xây dựng trên mảnh đất cao, bằng phẳng tại phía Đông thủ đô, Tháp Thạt Luổng sở hữu kiến trúc độc đáo, được mệnh danh là tòa bảo tháp lớn và đẹp nhất tại Lào.
Như vậy, Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
Lưu ý: Thông tin "Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?" chỉ mang tính tham khảo.
Tháp Thạt Luổng Lào là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào? (Hình từ Internet)
Kiểm định xây dựng được quy định như thế nào?
Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về kiểm định xây dựng như sau:
(1) Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng:
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;
- Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.
(2) Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
- Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
- Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có);
- Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định;
- Tiến độ thực hiện kiểm định;
- Dự toán chi phí kiểm định;
- Các nội dung cần thiết khác.
(3) Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
- Căn cứ thực hiện kiểm định;
- Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
- Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;
- Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;
- Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).
(4) Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5, điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương kiểm định trước khi tiến hành phê duyệt.
Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.
(5) Trường hợp việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thông báo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.
Giám định xây dựng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BXD thì giám định xây dựng được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện giám định xây dựng;
- Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
- Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;
- Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
(2) Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:
- Căn cứ thực hiện giám định;
- Thông tin chung về đối tượng giám định;
- Nội dung giám định;
- Trình tự tổ chức thực hiện giám định;
- Kết quả giám định;
- Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).