Thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường có chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác biệt như thế nào?

Sự khác biệt giữa thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường được thể hiện qua chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan như thế nào?

Nội dung chính

    Thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường có chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác biệt như thế nào?

    Căn cứ theo Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định:

    - Về vị trí chức năng, thanh tra môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được tổ chức theo quy định là một quan hành chính nhà nước. Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) theo quy định của pháp luật. Cảnh sát môi trường là cơ quan thuộc Công an nhân dân, có chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.

    - Về hình thức thanh tra, Hoạt động thanh tra môi trường được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất; Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

    Đối với cảnh sát môi trường, tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quam, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật; Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

    Hoạt động của cảnh sát môi trường khác với hoạt động của thanh tra môi trường là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành với các đối tượng bị quản lý cụ thể là khi thanh tra phải xác định nội dung đối tượng bị quản lý cụ thế và phải có quyết định thanh tra trước. Hoạt động của thanh tra môi trường là có thể xử lý vi phạm bằng hành chính nhưng sau khi xử phạt mà đối tượng vi phạm không chịu thì có thể chuyển hồ sơ sang bên Cảnh sát môi trường để khởi tố điều tra.

    Sự phối hợp hoạt động giữa thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường thì cảnh sát môi trường cần phải có văn bản đề nghị phối hợp gửi cho thanh tra môi trường. Thanh tra môi trường sẽ có trách nhiệm gửi các cán bố cung cấp thông tin tài liệu cho bên cảnh sát  môi trường và ngược lại bên cảnh sát môi trường thấy đối tượng chưa đủ mức cấu thành tội thì gửi lại hồ sơ cho bên thanh tra môi trường để sử phạt hành chính.

    Cảnh sát môi trường có quyền thanh tra đột xuất theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13 có hiệu lực ngày 05/06/2015 như sau:

    Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

    Vì vậy, khi tiến hành thanh tra đột xuất, Cảnh sát môi trường cần có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương thì mới được tiến hành kiểm tra. Nên khi bị thanh tra đột xuất, bạn có quyền yêu cầu Cảnh sát xuất trình quyết định của cấp trên về việc có quyền được thanh tra đột xuất hay không để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp của mình.

    15