Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được quy định như thế nào?
Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, theo đó:
- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam là Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự có phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Luật tương trợ tư pháp và Điều 11 của Thông tư liên tịch này, gửi tới cơ quan tương ứng cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện theo thủ tục chung.
Trên đây là nội dung về thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam , được quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.