Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được quy định như nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được quy định như nào? Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung nào?

Nội dung chính

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được quy định như nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án như sau:

Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
[...]
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 của Luật này trước khi phê duyệt.

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023;

- Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu 2023 hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đấu thầu 2023 tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 trước khi phê duyệt.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được quy định như nào?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được quy định như nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án như sau:

Theo đó, hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

- Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Luật Đấu thầu 2023;

- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

- Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án;

- Nội dung khác có liên quan.

Quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm?

Căn cứ tại Điều 41 Luật Đấu thầu 2023, quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm như sau:

- Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

+ Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

+ Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;

+ Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Luật Đấu thầu 2023;

+ Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

+ Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 Luật Đấu thầu 2023. Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm;

+ Nội dung khác có liên quan.

- Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Đấu thầu 2023 tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 trước khi phê duyệt.

saved-content
unsaved-content
54