Thái Bình có bao nhiêu di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt?

Thái Bình có bao nhiêu di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt? Thái Bình có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?

Nội dung chính

    Thái Bình có bao nhiêu di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt? Thái Bình có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?

    Tính đến ngày 13 tháng 1 năm 2025, tỉnh Thái Bình có 2 di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt:

    - Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư)

    - Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Hưng Hà)

    Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự – nằm ở thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Chùa được xây dựng trên một thế đất đẹp. Trong bài văn bia khắc năm 1632 đã ca tụng như sau: “Phía trước dòng Xà Giang chầu vào bao la vạn khoảnh. Phía sau, sông Hoàng giang vòng lại bát ngát ngàn tầm. Bể Nam Hải uốn quanh từng khúc phô hình dải lụa xanh lam. Dãy rừng cây tua tủa vươn cao như búi tóc mây sắc lục”.

    Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần hay còn gọi là Đền Trần Thái Bình, ở làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi thờ các vị vua triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất 700 năm trước và được lịch sử Việt Nam ghi nhận là nơi phát tích của vương triều nhà Trần.

    Hàng năm, tại đền Trần Thái Bình, người dân thường tổ chức lễ hội từ ngày 13 - 18 tháng Giêng âm lịch để tri ân công đức các vị vua Trần; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, hào khí Đông A, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ.

    Vậy Di tích quốc gia đặc biệt ở Thái Bình là Chùa Keo và Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần

    Thái Bình có bao nhiêu di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt?

    Thái Bình có bao nhiêu di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt? (Ảnh từ Internet)

    Tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa quốc gia là gì?

    Theo Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 các tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa như sau:

    - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương

    - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

    - Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu

    - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

    Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng ra sao?

    Theo Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như sau:

    Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:

    (1) Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:

    - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

    - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

    - Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

    - Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

    (2) Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

    - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

    - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

    - Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

    - Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

    (3) Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

    - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

    - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

    - Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

    - Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

    29
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ