Tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được xem là chứng cứ, có đúng không?

Tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được xem là chứng cứ, có đúng không? Người tham gia tố tụng hình sự làm giả chứng cứ bị phạt bao nhiêu tiền?

Nội dung chính

    Tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được xem là chứng cứ, có đúng không? 

    Tại Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định chứng cứ, cụ thể như sau: 

    Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Căn cứ Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguồn chứng cứ, theo đó: 

    1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
    a) Vật chứng;
    b) Lời khai, lời trình bày;
    c) Dữ liệu điện tử;
    d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
    đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
    e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
    g) Các tài liệu, đồ vật khác.
    2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

    Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định lời khai của người làm chứng, cụ thể như sau: 

    1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
    2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

    Theo đó, với quy định này thì không phải tất cả những tình tiết của người làm chứng trình bày đều được xem là chứng cứ, chỉ những tình tiết mà người làm chứng biết rõ mới được xem là chứng cứ. 

    Tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được xem là chứng cứ, có đúng không?(Hình ảnh Internet)

    Người tham gia tố tụng hình sự làm giả chứng cứ bị phạt bao nhiêu tiền? 

    Theo Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;
    b) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội.
    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc.
    3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
    b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
    c) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
    4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
    b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nham ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
    c) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.
    5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
    6. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.

    Như vậy, người tham gia làm chứng trong tố tụng hình sự nếu sử dụng và làm giả chứng cứ mà bị phát hiện thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    33