Tại sao vẫn bị ghi vào phiếu lý lịch tư pháp dù án tích đã được xóa theo quy định?

Tại sao vẫn bị ghi vào phiếu lý lịch tư pháp dù án tích đã được xóa theo quy định?

Nội dung chính

    Tại sao vẫn bị ghi vào phiếu lý lịch tư pháp dù án tích đã được xóa theo quy định?

    Theo Điều 42 Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009 quy định về nội dung phiếu LLTP số 1 và Điều 43 Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009 quy định nội dung phiếu LLTP số 2 như sau:

    Theo khoản 2 Điều 43 Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009, nội dung phiếu LLTP số 2 ghi nhận người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án... căn cứ vào quy định nêu trên thì Phiếu LLTP số 2 sẽ ghi đầy đủ thông tin về án tích cũng như thời điểm xóa án tích của bạn (còn Phiếu LLTP số 1 chỉ ghi nhận là không có án tích).  

    Đồng thời, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

    Như vậy, việc yêu cầu cấp phiếu LLTP số 1 hay số 2 là do nhu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Khi họ yêu cầu cấp phiếu LLTP nào thì Sở căn cứ vào yêu cầu đó và quy định pháp luật để giải quyết.  

    Nộp hồ sơ cấp phiếu LLTP ở đâu?

    Theo Điều 44 Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009, thẩm quyền cấp Phiếu quy định cụ thể là:

    1. Trung tâm LLTP quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu LLTP trong các trường hợp sau đây:

    a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

    b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

    2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu LLTP trong các trường hợp sau đây:

    a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

    b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

    c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam...

    Căn cứ vào quy định trên thì trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp TP.HCM. Bạn nộp hồ sơ cấp phiếu LLTP tại Sở Tư pháp TP.HCM để được xem xét, giải quyết. Nói thêm cho bạn rõ là việc xác minh ở hai tỉnh mà trước đây bạn cư trú sẽ do Sở Tư pháp đảm nhận.

    Theo quy định hiện hành thì công dân Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP tại Sở Tư pháp nơi thường trú, trường hợp không có nơi thường trú thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi tạm trú, trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh…Như vậy, trường hợp ông Quân có yêu cầu cấp Phiếu LLTP trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh đi nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cho ông ấy là Sở Tư pháp TP.HCM.
    12