Làm lý lịch tư pháp online trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia
Nội dung chính
Làm Lý lịch tư pháp online trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ Tại đây
Bước 2: Chọn địa chỉ cơ quan nơi thực hiện, sau đó chọn "Đồng ý"
Bước 3: Chọn "Nộp trực tiếp"
Bước 4: Chọn tài khoản muốn đăng nhập
Ví dụ: Lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản VNeID
Bước 5: Hệ thống sẽ tự động chuyển về Cổng thông tin địa phương đã chọn tại Bước 2. Khách hàng cần làm theo hướng dẫn trên Cổng thông tin của mỗi địa phương.
Ví dụ: Chọn cơ quan cấp lý lịch tư pháp tại Tỉnh Kiên Giang.
(1) Chọn "Nộp hồ sơ trực tuyến"
(2) Lựa chọn "Đơn vị thực hiện" và "Trường hợp giải quyết"
(3) Nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu
(4) Nhấn "Tiếp tục:
Làm lý lịch tư pháp online trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 9 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
(2) Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
(3) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;
- Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.
(4) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
(5) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉn- thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.
Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 sau đây:
- Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
- Quyết định thi hành án hình sự;
- Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
- Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
- Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
- Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
- Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
- Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
- Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
- Quyết định xóa án tích;
- Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
- Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
- Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
- Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.