Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu là gì? Hệ thống cấp, thoát nước; thông tin tín hiệu; cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu là gì?

Nội dung chính

    Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, cụ thể như sau:

    Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu là công trình, hạng mục công trình đường sắt quốc gia hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa, gồm:

    - Đường sắt quốc gia, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;

    - Ga (đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);

    - Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);

    - Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;

    - Hệ thống cấp, thoát nước; thông tin tín hiệu; cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;

    - Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang.

    Trân trọng!

    16