Tài sản công được hiểu như thế nào? Tự ý cho mượn nhà ở thuộc tài sản công thì có bị Nhà nước thu hồi lại không?

Tự ý cho mượn nhà ở thuộc tài sản công thì có bị Nhà nước thu hồi lại không? Giảm tiền thuê nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Tài sản công được hiểu như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công được hiểu như sau:

     Giải thích từ ngữ:
    1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Như vậy, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công bao gồm:

    (1) Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    (2) Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

    (3) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

    (4) Tài sản công tại doanh nghiệp;

    (5) Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;

    (6) đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Tự ý cho mượn nhà ở thuộc tài sản công thì có bị Nhà nước thu hồi lại không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật nhà ở 2023 quy định các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công như sau:

    Các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
    1. Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
    b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở;
    c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
    d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
    đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; người đang thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
    e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
    g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc trường hợp phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở thuộc trường hợp không bảo đảm an toàn trong sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
    h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;

    Như vậy, trong trường hợp bên thuê, thuê mua tự ý cho mượn nhà ở thuộc tài sản công thì sẽ bị Nhà nước thu hồi lại nhà ở theo quy định của pháp luật.

    Tự ý cho mượn nhà ở thuộc tài sản công thì có bị Nhà nước thu hồi lại không? (Hình ảnh từ Internet)

    Giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công như sau:

    Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công
    1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
    a) Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong Hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong Hợp đồng và các thành viên khác có tên trong Hợp đồng thuê nhà);
    b) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê;
    c) Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
    d) Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.

    Như vậy, việc giảm tiền thuê nhà ở thuộc tài công được thực hiện theo 04 nguyên tắc như sau:

    - Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong Hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong Hợp đồng và các thành viên khác có tên trong Hợp đồng thuê nhà);

    - Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê;

    - Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;

    - Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.

    21