Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đâu?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thương Huyền
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đâu? Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đâu?

    Căn cứ tại Mẫu số 07/CLĐ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai như sau:

    > > > Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đây:TẢI VỀ

    Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đâu?

    Tải mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở đâu? (Hình ảnh Internet)

    Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm những gì?

    Căn cứ theo Điều 53 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
    1. Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm:
    a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác;
    b) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường;
    c) Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi;
    d) Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    2. Nội dung điều tra, đánh giá thoái hóa đất bao gồm:
    a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích đất bị thoái hóa đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo từng loại hình thoái hóa gồm: đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa;
    b) Xác định xu hướng, nguyên nhân và dự báo nguy cơ thoái hóa đất;
    c) Khoanh vùng các khu vực đất bị thoái hóa cần xử lý, cải tạo và phục hồi;
    d) Lập bộ bản đồ thoái hóa đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu thoái hóa đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    ...

    Như vậy, nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm:

    (1) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác;

    (2) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường;

    (3) Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi;

    (4) Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai là loại đất nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai là loại đất như sau:

    Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
    2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
    3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
    a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
    b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
    4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
    5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
    6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

    Theo đó, đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh là các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

    106
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ