Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện theo các bước nào?

Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện theo các bước nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện theo các bước nào?

    Việc tổ chức việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo các bước được quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, như sau:

    Để việc tự kiểm tra có hiệu quả, tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:
    1. Thành lập đoàn kiểm tra: ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng hoặc tương đương khi tự kiểm tra nhất thiết phải tổ chức đoàn kiểm tra, những người tham gia kiểm tra phải là những người có trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, có hiểu biết về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;
    2. Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;
    3. Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất;
    4. Tiến hành kiểm tra:
    a) Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn của đoàn kiểm tra;
    b) Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.
    5. Lập biên bản kiểm tra:
    a) Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị được kiểm tra;
    b) Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.
    6. Xử lý kết quả sau kiểm tra:
    a) Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện;
    b) Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.
    7. Thông báo kết quả tự kiểm tra đến toàn thể người lao động.

    Như vậy, để việc tổ chức thực hiện việc kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động đạt được các mục tiêu đề ra trước đó, thì pháp luật cũng có quy định về các bước để thực hiện việc kiểm tra từ việc chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra, cho đến các bước cuối như xử lý kết quả sau kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra cho người lao động.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về việc tổ chức việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.

    10