Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào?
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận xem xét, giải quyết khiếu nại của tổ chức, công dân theo đúng thẩm quyền, thời hạn do Luật định. Khi quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì người khiếu nại, người bị khiếu nại đều có nghĩa vụ chấp hành thực hiện theo quyết định.
Theo Điều 44 Luật Khiếu nại, về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Theo quy định trên, nếu cơ quan có thẩm quyền ở cấp huyện, cấp tỉnh đã giải quyết khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì ông phải có nghĩa vụ chấp hành theo quyết định.